Lịch sử phát triển của trường ĐH Lao động – Xã hội Trường Đại học Lao động – Xã hội được xây dựng trên đường số 43 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Năm 1961 trường Đại học Lao động – Tiền lương II, tiền thân của trường Đại học Lao động – Xã hội được thành lập. Đến năm 1991, trường được đổi tên thành trường Cán bộ Lao động – Xã hội. Đến ngày 31/1/2005, Thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập trường Đại học Lao động – Xã hội. Mục tiêu phát triển của trường ĐH Lao động – Xã hội Từ khi được thành lập, nhà trường đã xác định mục tiêu phát triển là trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cử nhân khối ngành kinh tế, xã hội, nghiên cứu và ứng dụng khoa học nhằm phục vụ giáo dục, đào tạo và phát triển kinh tế – xã hội. Đội ngũ cán bộ Đại học Lao động – Xã hội (tên tiếng Anh: University of Labour and Social Affairs (ULSA)) Nhà trường đã không ngừng đầu tư nâng cao bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ, giảng viên nhằm đáp ứng chất lượng đào tạo đã đề ra. Hiện tại, trường có 215 giảng viên và công nhân viên chức, trong đó có nhiều giảng viên có học vị cao như giáo sư, phó giáo sư, thạc sĩ, tiến sĩ… Cơ sở vật chất Đại học Lao động – Xã hội (tên tiếng Anh: University of Labour and Social Affairs (ULSA)) ULSA được xây dựng trong khuôn viên có tổng diện tích là 7.77 ha. Hiện tại nhà trường đã xây dựng được 216 phòng bao gồm hội trường, phòng học, phòng đa năng, phòng làm việc của các giáo sư… với tổng diện tích là 25.522 m2. ULSA đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và tiên tiến, thay đổi và cải tạo qua từng năm học. Xây dựng thư viện, các trung tâm nghiên cứu, phòng thực hành để phục vụ cho việc học tập của sinh viên được tốt nhất.
Tổng hợp: Ban thông tin – truyền thông Tuyển Sinh Đại Học