Tên trường: Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Tên tiếng Anh: Ba Ria Vung Tau University (BVU)
Mã trường: BVU
Loại trường: Dân lập
Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông – Văn bằng 2 – Hợp tác quốc tế
Khung Đào tạo tuyển sinh Liên Thông Đại học và cao đẳng, Trung Cấp Sơ Cấp
Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học
Các trường Đại học & Học viện Đào tạo thạc sĩ (Bộ Giáo dục & Đào tạo)
Khung chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ( Bộ Giáo dục & Đào tạo)
Khung chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ (Bộ Giáo dục & Đào tạo)
Địa chỉ:Cơ sở 1: 80 Trương Công Định, phường 3, Vũng Tàu
Cơ sở 2: 01 Trương Văn Bang, phường 7, Vũng Tàu
Cơ sở 3: 951 Bình Giã, phường 10, Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Website: http://bvu.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/DaiHocBaRiaVungTau
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Xem chi tiêt tại đây)
Lĩnh vực công nghệ thông tin – điện, điện tử; Lĩnh vực Kỹ thuật – Kinh tế biển; Lĩnh vực Du lịch – Quản lý kinh doanh; Lĩnh vực Ngôn ngữ – Văn hóa; Lĩnh vực Dược – Điều dưỡng…Trong đó tập trung vào các ngành, chuyên ngành mũi nhọn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và toàn quốc trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và Việt Nam, bao gồm: An toàn thông tin, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Công nghệ hoá dầu, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật Bản, Công nghệ thông tin, Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật hoá học, Công nghệ thực phẩm, Đông phương học, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Dược, Điều dưỡng, Y học cổ truyền.Ngôn ngữ Anh.,Quốc hội khóa XIII, ngày 18 tháng 6 năm 2012 đã thông qua Luật Giáo dục Đại học. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013.Trên góc độ của người làm công tác giáo dục ở một trường Đại học tư thục, có thể nắm bắt Luật trên những nét chính yếu sau: 1. Luật quy định quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH). Các cơ sở GDĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển) và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh, công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành quy chế tuyển sinh.
2. Việc tăng quyền tự chủ được quy định đi kèm với tự chịu trách nhiệm và những điều khoản giám sát chặt chẽ chất lượng đào tạo. Việc kiểm định là bắt buộc để thực hiện quyền tự chủ. Trên cơ sở kết quả kiểm định chất lượng, các trường sẽ được xếp hạng theo những tiêu chí cụ thể. Cơ sở GDĐH vi phạm các quy định (ví dụ về chỉ tiêu tuyển sinh), tùy theo mức độ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thay vì quy định chương trình khung như trước đây, Luật quy định về chuẩn tối thiếu kiến thức, kỹ năng đối với người học sau khi tốt nghiệp.
4. Mỗi trường được tự chủ in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học, để gắn chất lượng đào tạo với tên tuổi của nhà trường.
5. Nhà nước có chính sách ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng… để khuyến khích các trường tư thục.
6. Đối với giáo viên Luật quy định: Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên.
Các điều khoản tích cực của Luật GDĐH hi vọng góp phần không nhỏ vào việc củng cố niềm tin và ý thức tự chủ, tự lập của chúng ta trước các công việc và trước sự nghiệp cao đẹp mà mình đã chọn.
Tuyển Sinh Đại Học Tổng Hợp