Nhóm ngành THỦY SẢN, Nhóm ngành NÔNG NGHIỆP, nhóm ngành LÂM NGHIỆP

Nhóm ngành NÔNG NGHIỆP, nhóm ngành LÂM NGHIỆP, nhóm ngành THỦY SẢN.Từ ngày 20/08/2018, Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định về Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam chính thức có hiệu lực vì vậy cung cấp nhóm ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản theo quy định mới nhất để khách hàng tham khảo.

* Nhóm ngành THỦY SẢN gồm có các ngành:  Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Mã ngành

Tên ngành

7620301

Nuôi trồng thuỷ sản

7620302

Bệnh học thủy sản

7620303

Khoa học thủy sản

7620304

Khai thác thuỷ sản

7620305

Quản lý thủy sản

* Nhóm ngành NÔNG NGHIỆP gồm có các ngành:  Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Mã ngành

Tên ngành

7620101

Nông nghiệp

7620102

Khuyến nông

7620103

Khoa học đất

7620105

Chăn nuôi

7620109

Nông học

7620110

Khoa học cây trồng

7620112

Bảo vệ thực vật

7620113

Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

7620114

Kinh doanh nông nghiệp

7620115

Kinh tế nông nghiệp

7620116

Phát triển nông thôn

* Nhóm ngành LÂM NGHIỆP gồm có các ngành:  Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Mã ngành

Tên ngành

7620201

Lâm học

7620202

Lâm nghiệp đô thị

7620205

Lâm sinh

7620211

Quản lý tài nguyên rừng


* Dưới đây là danh sách các trường đại học có tuyển sinh và đào tạo một hoặc một số ngành trong các nhóm ngành trên:

Tên trường

Mã ngành đào tạo

Khu vực Tp. Hà Nội

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

7620103, 7620105, 7620110, 7620112, 7620114, 7620115, 7620116, 7620301,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

7620115

Trường Đại học Lâm nghiệp

7620110, 7620112, 7620115, 7620201, 7620202, 7620205, 7620211

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

7620103

Trường Đại học Phenikaa (*)

7620201

Khu vực Tp. Hồ Chí Minh

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Trường Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM

7620305

–  Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

7620105, 7620109, 7620112, 7620113, 7620114, 7620116, 7620201, 7620211, 7620301

Khu vực miền Bắc

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

–  Trường Đại học Nông lâm (ĐH Thái Nguyên)

7620101, 7620105, 7620110, 7620112, 7620115, 7620116, 7620205, 7620211

Trường Đại học Hạ Long

7620301

– Trường Đại học Hải Dương

7620105, 7620116

Trường Đại học Hải Phòng

7620110

Trường Đại học Hồng Đức

7620105, 7620109, 7620112, 7620114, 7620201, 7620301

Trường Đại học Hùng Vương

7620105, 7620110

Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang

7620105, 7620110, 7620112, 7620205, 7620211

Trường Đại học Tân Trào

7620105, 7620110, 7620115

Trường Đại học Tây Bắc

7620105, 7620109, 7620112, 7620205

Khu vực miền Trung

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Trường Đại học Vinh

7620102, 7620105, 7620109, 7620115, 7620301

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

7620110, 7620201

Trường Đại học Hà Tĩnh

7620110

Trường Đại học Quảng Bình

7620116, 7620211

Trường Đại học Kinh tế – ĐH Huế

7620114, 7620115

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Huế

7620201, 7620202, 7620211, 7620301, 7620302, 7620305, 7620103, 7620105, 7620109, 7620110, 7620112, 7620113

Trường Đại học Đà Lạt

7620109

Trường Đại học Nha Trang

7620301, 7620302, 7620304, 7620305

Trường Đại học Quảng Nam

7620112

Trường Đại học Quy Nhơn

7620109

Trường Đại học Tây Nguyên

7620105, 7620110, 7620112, 7620115, 7620205, 7620211

Trường Đại học Quang Trung (*)

7620115

Khu vực miền Nam

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Trường Đại học An Giang

7620105, 7620110, 7620112, 7620116, 7620301

Trường Đại học Bạc Liêu

7620105, 7620112, 7620301

Trường Đại học Cần Thơ

7620105, 7620109, 7620110, 7620112, 7620113, 7620115, 7620116, 7620205, 7620301, 7620302, 7620305

Trường Đại học Đồng Tháp

7620109, 7620301

Trường Đại học Kiên Giang

7620110, 7620301

Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai

7620105, 7620110, 7620112, 7620205, 7620211

Trường Đại học Tiền Giang

7620301, 7620110

Trường Đại học Trà Vinh

7620101, 7620105, 7620301

–  Trường Đại học Dân lập Cửu Long (*)

7620109, 7620112

Trường Đại học Tây Đô (*)

7620301

Ngành công nghệ chế biến thủy sản ở nước ta luôn trong tình trang thiếu nhân lực, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế bởi nước ta có đường bờ biển dài, nhiều sông ngòi nên trữ lượng khai thác thủy sản và nuôi trồng hàng năm khá lớn. Hiện nay với công nghệ chế biến thủy sản vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu và điều kiện tiêu chuẩn của những thị trường lớn như Mỹ và châu Âu chính vì vậy chế biến thủy sản có rất nhiều cơ hội để phát triển trong tương lại, trong vài năm trở lại đây được nhiều bạn trẻ quan tâm và đăng ký theo học.

Với nhiều bạn học sinh THPT đây là một ngành học rất mới và ít khi nghe nói tới, để hiểu rõ hơn về công nghệ chế biến thủy sản là gì? Ra trường làm công việc gì? Những trường đại học nào đào tạo?…và mọi thông tin cần thiết khác, các bạn hãy xem nội dung dưới đây.

Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Là Gì

Có tên tiếng Anh là Aquatic Product Processing và mã ngành là 7540105 đây là ngành chuyên đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tế về chế biến, bảo quản thủy sản, có thái độ lao động nghiêm túc, có khả năng làm việc đa dạng tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, quản lý sản xuấ doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến ngành nghề chế biến thủy sản.

Ngành Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Học Những Kiến Thức Gì

-Sinh viên học ngành công nghệ chế biến thủy sản sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành các khâu chế biến và bảo quản thủy sản.

-Học những kiến thức về hóa học thực phẩm thủy sản, phân tích thực phẩm thủy sản và các kiến thức chuyên ngành khác như sản xuất thủy sản đông lạnh, sản phẩm đóng hộp, sản phẩm truyền thống, thức ăn nhanh…

-Tham gia trực tiếp quá trình thu hoạch, chế biến, bảo quản thủy sản. Thực hiện trực tiếp và nghiên cứu những phương pháp xử lý để hải sản luôn tuoi ngon, giữ được giá trị dinh dưỡng khi đến tay người tiêu dùng.

-Nghiên cứu chế biến thủy sản thành các sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu của thị trường.

-Học những những kiến thức về áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong bảo quản thủy sản, kiến thức quản lý dây truyền sản xuất, quản lý chất lượng và an toàn toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

Học Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Ra Trường Làm Gì

Được đánh giá nằm trong top đầu các quốc gia xuất khẩu thủy sản, trong những năm gần đây nhà nước luôn có những chính sách tích cực, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ chế biến thủy sản, thành một trong những ngành mũi nhọn điều này đã tạo cơ hội cho rất nhiều công ty doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực chế biến thủy sản mở ra nên sinh viên học ngành này khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm như:

-Kỹ sư điều hành dây truyền sản xuất hoặc kỹ sư giám sát chất lượng sản phẩm trong các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, kinh doanh và chế biến thủy sản đông lạnh, đóng hộp, sản phẩm truyền thống… xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa.

-Cán bộ phòng nghiên cứu, phân tích chất lượng sản phẩm thủy sản tại các trung tâm kiểm nghiệm, cơ quan trực thuộc tỉnh như: Sở nông nghiệp phát triển nông thôn, sở thủy sản …hay các phòng ban trong các công ty chăn nuôi thủy sản.

-Nhân viên tại các viện nghiên cứu khoa học, sinh học thành viên ban quản lý tại các khu công nghiệp, khu chế xuất..chuyên về kiểm định chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

-Tự thành lập công ty sản xuất và kinh doanh lĩnh vực liên quan đến chế biến thủy sản.

-Làm công tác giảng dạy chuyên ngành công nghệ chế biến thủy sản tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hoặc giáo viên bộ môn tại các trường dạy nấu ăn.

Mức Lương Của Ngành Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản

Sinh viên ngành công nghệ chế biến thủy sản khi mới tốt nghiệp sẽ có mức lương khoảng 6 -8 triệu đồng, sau vài năm làm việc khi đã có kinh nghiệm thì mức lương sẽ từ 12 – 15 triệu và mức lương sẽ lên đến 30 – 50 triệu khi đảm nhiệm các chức vụ cao trong công ty hay viện nghiên cứu.

Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Thi Khối Nào – Các Tổ Hợp Môn Xét Tuyển

Dưới đây là  các khối thi và môn thi ngành chế biến thủy sản, các bạn hãy lựa chọn khối thi phù hợp với năng lực học tập của mình.

-Khối A00: Toán, Vật lí, Hóa học.

-Khối A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

-Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học.

-Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

-Khối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Học Phí Ngành Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản

Dưới đây là mức học phí ngành công nghệ chế biến thủy sản, các bạn hãy tham khảo:

-Viện Nuôi Trồng Thủy Sản – Đại Học Nha Trang 4 – 5 triệu / học kỳ.

-Đại học nông lâm TP. HCM 284.000đ/ tín chỉ.

-Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ 11.700.000 đ/năm.

Lưu ý: Mức học phí trên đây chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm viết bài, học phí công nghệ chế biến thủy sản có thể thay đổi theo năm hoặc theo quy định của nhà nước.

Tố Chất Phù Hợp Với Công Nghệ Chế Biến Thủy SảnCó đam mê về công nghệ kỹ thuật, máy móc sản xuất dây truyền.Có sở thích nghiên cứu sinh học .

-Sức khỏe tốt, thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát để đáp ứng được yêu cầu công việc.Khả năng làm việc nhóm tốt bởi công việc sau này sẽ làm trên dây truyền sản xuất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về công chế biến thủy sản mà diễn đàn tuyển sinh Đại Học “TuyensinhDaihoc.edu.vn” đã tổng hợp lại. Qua bài viết này hy vọng các bạn đã có có nhìn tổng quát hơn về ngành học này và có thể định hướng nghề nghiệp tương lai cho mình. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: TuyenSinhDaiHoc Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.