Ngành Thiết Bị Trường học Mã ngành: 7320201

Chương trình đào tạo:

THƯ VIỆN – THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

Ngành đào tạo:

Thông tin – Thư viện

Mã ngành:

7320201

Trình độ đào tạo:

Đại học

Thời gian đào tạo:

4 năm

Tổng số tín chỉ:

136

Tổ hợp môn thi/xét tuyển

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)

Ngữ văn, Toán, GDCD (C14)

Toán, GDCD, Tiếng Anh (D84)

STT

Vị trí công việc

Mức lương trung bình

1

Nhân viên phòng thiết bị trường học

3.000.000 – 7.500.000 đồng/tháng.

2

Nhân viên thư viện trường học

Hạng II: 6.000.000 – 9.500.000 đồng/tháng.

Hạng III: 3.500.000 – 7. 500.000 đồng/tháng.

Hạng IV: 3.000.000 – 6.000.000 đồng/tháng.

3

Nhân viên văn thư

2.000.000 – 5.000.000 đồng/tháng.

4

Nhân viên quản trị thông tin 

5.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng.

5

Chuyên viên tại phòng Marketing/Quan hệ công chúng

7.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng.

Chương trình đào tạo ngành Thư viện – Thiết bị trường học trình độ cử nhân nhằm đào tạo các cán bộ Thư viện – Thiết bị trường học có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có kiến thức và kỹ năng tốt về nghiệp vụ Thư viện – Thiết bị trường học, có kỹ năng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực thư viện, thiết bị trong các trường học.

  1. Mục tiêu cụ thể THƯ VIỆN – THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

Về kiến thức Nắm vững kiến thức cơ sở về những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong Thông tin Thư viện;

– Có kiến thức chuyên sâu về năng lực thông tin để trở thành những những chuyên gia về tư vấn và hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin cho người dùng tin;

– Nắm được và hiểu rõ các các quy trình công việc, hoạt động chuyên môn, cơ cấu tổ chức, sản phẩm và dịch vụ, tiêu chuẩn và dây truyền thông tin tư liệu của một đơn vị thông tin, cơ quan thư viện cụ thể; Nắm vững các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn của  thiết bị trường học; tổ chức quản lý và vận hành tốt các phòng thiết bị, phòng học bộ môn trong các trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường.

Về kỹ năng Biết cách xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho cá nhân trong lĩnh vực Thư viện – Thiết bị trường học; Vận dụng thành thạo, linh hoạt các kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực Thư viện – Thiết bị trường học: thu thập, phân loại, xử lý, lưu trữ, phục vụ và khai thác thông tin, tài liệu, tổ chức quản lý, sử dụng, phục vụ thiết bị dạy học;

– Biết cách tiếp cận và sử dụng hiệu quả các công cụ phần cứng và phần mềm trong trong lĩnh vực Thư viện – Thiết bị trường học; Nắm rõ các văn bản chỉ đạo của nhà nước về chuyên ngành Thư viện – Thiết bị trường học; Kĩ năng quản lí thiết bị dạy học và sử dụng thiết bị phục vụ công tác dạy học trong trường THPT, THCS. Kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học để tiến hành các thí nghiệm phục vụ các bài dạy của các môn Vật lí, Hóa học, Địa lý, Sinh học, …Thề thái độ Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; chấp hành đúng pháp luật Nhà nước; cầu thị, nghiêm túc và trung thực trong học tập, nghiên cứu và làm việc.

  1. VỊ TRÍ VIỆC LÀM THƯ VIỆN – THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Thư viện – Thiết bị trường học có thể làm cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị, cán bộ quản trị thông tin, cán bộ thư viện – thiết bị, tại: Các Trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học; các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.

– Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp.

– Các Sở Giáo dục – Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Phòng Giáo dục – Đào tạo các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.

– Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Văn hóa – Thông tin của các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.

– Các trung tâm thông tin, các viện nghiên cứu, viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Các thư viện thuộc loại hình thư viện công cộng: thư viện quốc gia; thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thư viện thành phố trực thuộc tỉnh, thư viện quận, huyện, thị xã.

– Các thư viện của lực lượng vũ trang. Các công ty phát hành sách và thiết bị trường học.  Làm chuyên viên, các cán bộ tại các trung tâm thông tin, văn phòng tại các công ty doanh nghiệp, làm quản trị thông tin trong các loại hình doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và các công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty nước ngoài.

– Làm những công việc về marketing, có kỹ năng về giao tiếp, quan hệ công chúng hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành Thư viện – Thiết bị dạy học thông qua các chương trình tập huấn chuyên môn, các khóa đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.

HỌC LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC NGÀNH THƯ VIỆN THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

 Hệ liên thông từ trung cấp lên đại học ngành thư viện và thiết bị trường học;

 Hệ học liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành thư viện và thiết bị trường học;

Hệ học văn bằng 2 đại học ngành thư viện và thiết bị trường học.

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC NGÀNH THƯ VIỆN – THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

– Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp thư viện, trung cấp thư viện và thiết bị trường học, trung cấp thông tin;

– Thí sinh tốt nghiệp cao đẳng ngành thư viện, cao đẳng thông tin, cao đẳng thư viện và thiết bị trường học;

– Thí sinh tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành khác.

THỜI GIAN ĐÀO TẠO-HỒ SƠ LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC THƯ VIỆN VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

– Thời gian đào tạo đại học ngành thư viện – thiết bị trường học

+ Học liên thông từ trung cấp lên đại học: 2.5 năm

+ Học liên thông từ cao đẳng lên đại học: 1.5 năm

+ Học văn bằng 2 đại học: 02 năm;

– Hình thức đào tạo đại học ngành thư viện và thiết bị trường học

+ Liên thông vừa làm vừa học.

– Lịch học liên thông đại học ngành thư viện và thiết bị trường học:

+ Học vào các ngày thứ 7 và CN hàng tuần.

ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ : Chứng chỉ Quản lí thiết bị trường học

Chứng chỉ Quản lí thiết bị thí nghiệm

Chứng chỉ Thiết bị Thư viện

Chứng chỉ Thư viện trường học.

Tổng số là 27.280 trường học, trong đó có 23.251 trường học có thư viện và số cán bộ chuyên trách quản lí Thư viện hiện nay là chưa đến 1 cán bộ/ 1 thư viện.

 Tại miền Bắc số cán bộ thư viện chuyên trách chỉ đạt 40%, tại miền Trung số cán bộ thư viện chuyên trách là 48%, tại miền Nam số cán bộ thư viện chuyên trách là hơn 60% – toàn bộ số cán bộ còn lại đều là cán bộ kiêm nhiệm. Và hơn nữa, trong con số cán bộ chuyên trách ít ỏi đó thì chỉ có 40% là đã qua đào tạo và có bằng cấp đúng ngành – còn lại phần lớn là chưa không có bằng cấp đúng ngành. Đặc biệt, với cán bộ Quản lí thiết bị dạy học, thì hơn 90% là cán bộ kiêm nhiệm.

Theo thông tư liên bộ số 35/2006/TTLB-BGD-BNV thì định  mức biên  chế  viên  chức ở  các cơ  sở  giáo  dục như sau Đối với trường tiểu học: Công tác thư viện, thiết bị mỗi trường hạng 1 được bố trí 2 biên chế; trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 1 biên chế. Đối với trường Trung học cơ sở: Công tác thư viện mỗi trường được bố trí 01 biên chế. Công tác thiết bị, thí nghiệm: Trường hạng 1 được bố trí 02 biên chế; trường hạng 2, hạng 3 được bố trí  01 biên chế;

Đối với trường trung học phổ thông: Công tác thư viện mỗi trường được bố trí 01 biên chế. Công tác thiết bị, thí nghiệm: Trường hạng 1 được bố trí 02 biên chế, trường hạng 2, hạng 3 được bố trí  01 biên chế.Trung cấp Thư viện thiết bị trường học là một ngành khoa học đặc thù đòi hỏi những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật xử lý và bảo quản nguồn tài liệu, kỹ năng quản lý và chuyển giao nguồn vốn tri thức đó đến bạn đọc. Do đó, rất cần những người có hiểu biết chuyên môn khi làm việc trong thư viện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.