Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ sử dụng phổ biến thứ 6 trên thế giới và là một trong những ngôn ngữ chính của Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh những ngoại ngữ đã trở nên thông dụng như: Anh, Pháp, Nhật, thì học Ngôn ngữ Ả Rập sẽ giúp bạn dễ tìm được việc làm sau khi ra trường hơn trong thị trường bão hòa ngoại ngữ như hiện nay.
-
Tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Ả Rập
Ngành Ngôn ngữ Ả Rập là ngành học chuyên đào tạo ra những cử nhân có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Ả Rập trong giao tiếp và công việc; có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, đất nước, con người, văn hóa các nước nói tiếng Ả Rập và các kỹ năng cần thiết để hoạt động công việc sau khi tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Ả Rập trang bị cho sinh viên khối kiến thức về kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Ả Rập một cách thành thạo. Đồng thời, cung cấp thêm cho sinh viên các cấu trúc chuẩn về ngữ pháp, từ vựng, cách phát âm tiếng Ả Rập được nhanh nhất. Ngoài những lý thuyết về ngôn ngữ chuyên ngành, ngành học này còn cung cấp cho sinh viên các thông tin về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, thương mại, xã hội bằng tiếng Ả Rập.
Học ngành Ngôn ngữ Ả Rập, sinh viên còn có cơ hội được tham gia các hoạt động, sự kiện do Đại sứ quán các nước Ả rập tại Việt Nam tổ chức, hay các chương trình giao lưu văn hóa giữa các nước. Đây là cơ hội tốt cho sinh viên có thể tìm hiểu về nền văn hóa, lịch sử, được giao lưu, gặp gỡ bạn bè đến từ các nước Ả rập và trên toàn thế giới.
Ngành Ngôn ngữ Ả rập đào tạo ra những cử nhân có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Ả Rập trong giao tiếp, công việc
-
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Ả Rập Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Ngôn ngữ Ả Rập trong bảng sau.
I
Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 9 đến số 11)
1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5
Tin học cơ sở 2
6
Ngoại ngữ cơ sở 1
7
Ngoại ngữ cơ sở 2
8
Ngoại ngữ cơ sở 3
9
Giáo dục thể chất
10
Giáo dục quốc phòng –an ninh
11
Kỹ năng bổ trợ
II
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
12
Địa lý đại cương
13
Môi trường và phát triển
14
Thống kê cho khoa học xã hội
15
Toán cao cấp
16
Xác suất thống kê
III
Khối kiến thức chung của khối ngành
III.1
Bắt buộc
17
Cơ sở văn hoá Việt Nam
18
Nhập môn Việt ngữ học
III.2
Tự chọn
19
Tiếng Việt thực hành
20
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
21
Logic học đại cương
22
Tư duy phê phán
23
Cảm thụ nghệ thuật
24
Lịch sử văn minh thế giới
25
Văn hóa các nước ASEAN
IV
Khối kiến thức chung của nhóm ngành
IV.1
Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa
IV.1.1
Bắt buộc
26
Ngôn ngữ học tiếng Ả Rập 1
27
Ngôn ngữ học tiếng Ả Rập 2
28
Đất nước học Ả Rập 1
29
Giao tiếp liên văn hóa
IV.1.2
Tự chọn
30
Ngữ dụng học tiếng Ả Rập
31
Ngôn ngữ học đối chiếu
32
Ngữ pháp chức năng
33
Ngôn ngữ học xã hội
34
Văn học Ả Rập 1
35
Đất nước học Ả Rập 2
36
Văn học Ả Rập 2
37
Văn hóa các nước Châu Á
IV. 2
Khối kiến thức tiếng
38
Tiếng Ả Rập 1A
39
Tiếng Ả Rập 1B
40
Tiếng Ả Rập 2A
41
Tiếng Ả Rập 2B
42
Tiếng Ả Rập 3A
43
Tiếng Ả Rập 3B
44
Tiếng Ả Rập 4A
45
Tiếng Ả Rập 4B
46
Tiếng Ả Rập 3C
47
Tiếng Ả Rập 4C
V
Khối kiến thức ngành
V.1
Bắt buộc
48
Phiên dịch
49
Biên dịch
50
Lý thuyết dịch
51
Phiên dịch chuyên ngành
52
Biên dịch chuyên ngành
53
Kỹ năng nghiệp vụ biên phiên dịch
V.2
Tự chọn
V.2.1
Các môn học chuyên sâu
54
Dịch nâng cao
55
Dịch chuyên đề
56
Tiếng Ả Rập công nghệ thông tin
57
Dịch văn bản tin tức báo chí
58
Dịch văn học
59
Phân tích đánh giá bản dịch
V.2.2
Các môn học bổ trợ
60
Tiếng Ả Rập kinh tế – thương mại
61
Tiếng Ả Rập tài chính – ngân hàng
62
Tiếng Ả Rập quản trị – kinh doanh
63
Tiếng Ả Rập Du lịch- khách sạn
64
Thổ ngữ Ai Cập
65
Tiếng Ả Rập luật pháp
66
Tiếng Ả Rập hành chính – văn phòng
67
Tiếng Ả Rập văn hóa – nghệ thuật
68
Tiếng Ả Rập kiến trúc – xây dựng
V.3
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
69
Thực tập
70
Khóa luận tốt nghiệp hoặc 2 trong số các học phần tự chọn trong mục V
-
Các khối thi vào ngành Ngôn ngữ Ả Rập
Ngành Ngôn ngữ Ả Rập có mã ngành 7220211, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng
-
Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Ả Rập
Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Ả Rập năm 2018 của các trường đại học là 27.60 điểm dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.Học hành Ngôn ngữ Ảrập ở đâu?
-
Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Ả Rập
Ngành Ngôn ngữ Ả Rập ở nước ta hiện nay chỉ có 1 trường đào tạo đó là Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
-
Cơ hội việc làm ngành Ngôn ngữ Ả Rập
Các sinh viên ngành Ngôn ngữ Ả Rập sau khi ra trường có thể đảm nhiệm những công việc trong ngành du lịch, hàng không, tài chính thương mại, tại các văn phòng chính phủ, phi chính phủ… Cụ thể các công việc sau:
Biên dịch – phiên dịch viên tại các công ty liên doanh nước ngoài, phiên dịch cho các lãnh đạo trong cuộc họp, hội nghị, đàm phán, thương lượng…Biên tập viên: Soạn thảo, viết bài, biên tập sách, truyện, tranh ảnh, các tin, bài để đăng lên báo, tạp chí hay các cơ quan xuất bản ấn phẩm tiếng Ả Rập, cơ quan phát hành sách, truyện nước ngoài.
Chuyên viên marketing: Phụ trách dịch các bài viết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, marketing của thị trường Ả Rập để áp dụng với công ty. Quản lý trang web, Fanpage chuyên tiếng Ả Rập của công ty, doanh nghiệp.
Thư ký văn phòng, trợ lý đối ngoại: Phụ trách công tác đối ngoại như: Tiến hành đàm phán, thương lượng, kí kết hợp đồng doanh nghiệp cho lãnh đạo người nước ngoài bằng tiếng Ả Rập.
Hướng dẫn viên du lịch: làm việc tại các công ty du lịch trong nước, chuyên tổ chức các chương trình, Tour du lịch dành cho du khách các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Hay có thể làm hướng dẫn viên tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước có nhiều du khách nước ngoài.
Công tác trong ngành hàng không: Những công ty, hãng hàng không cần giao tiếp bằng tiếng Ả Rập hay cơ hội làm tiếp viên hàng không (đối với các bạn nữ).
-
Mức lương của ngành Ngôn ngữ Ả Rập
Mức lương ngành Ngôn ngữ Ả Rập sẽ rất cao đối với những cá nhân chịu khó, cần cù và thái độ nghiêm túc trong học tập. Cụ thể:
Mức lương trung bình cho những người mới đi làm ngành Ngôn ngữ Ả Rập ở mức 400 – 700USD/tháng (tương đương 9 – 15 triêu) tùy theo năng lực cùng sự phấn đấu của bạn trong công việc.Đối với những người quản lý cấp cao hơn, có thâm niên trong nghề, lương cơ bản ở mức 1000USD/tháng, thậm chí cao hơn rất nhiều.
-
Những tố chất phù hợp với ngành Ngôn ngữ Ả Rập
Để học tập và làm việc liên quan đến ngôn ngữ Ả Rập, bạn cần có những tố chất sau:Đam mê ngoại ngữ nhất là tiếng Ả Rập.
Thích tìm hiểu về văn hóa, con người, đất nước Ả Rập và những nước sử dụng tiếng Ả Rập.Có ý chí quyết tâm xác định rõ mục tiêu và hướng đi rõ ràng cho bản thân.Mong muốn làm việc ở các nước phát triển, công nghiệp và hiện đại.
Muốn làm việc trong môi trường nước ngoài, đồng nghiệp nước ngoài.Muốn có thu nhập cao tính bằng USD.Có sở thích đi du lịch khắp nơi trên thế giới.Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa chọn được một ngành học phù hợp thì có thể thử sức ngành Ngôn ngữ Ả Rập, bởi hiện nay, ngành này đang có cơ hội việc làm rộng mở và mức lương vô cùng hấp dẫn.
-