Ngành Lưu trữ học mã ngành 7320303

Lưu trữ học không phải là ngành mới nhưng vẫn thu hút số lượng lớn các thí sinh đăng ký theo học ngành này tại các trường đại học. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Lưu trữ học ngày càng cao. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể dễ dàng xin việc tại các cơ quan nhà nước, Chính phủ, trường học, bệnh viện và các Bộ, Sở ban ngành.

  1. Tìm hiểu ngành Lưu trữ học

Ngành Lưu trữ học (tiếng Anh là Archivology) là ngành học cung cấp cho người học những kiến thức lí luận và thực tiễn cơ bản về các lĩnh vực như: Văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng. Giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản trong công việc.

Ngành Lưu trữ học đào tạo cho sinh viên những kỹ năng về thực hiện các nhiệm vụ văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng, phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đào tạo về lĩnh vực văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng; các kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực: Quản trị văn phòng, quản trị nhân sự, thư kí văn phòng, văn hoá công sở, lễ tân, kế toán, tin học văn phòng, soạn thảo văn bản, lập hồ sơ, lưu trữ thông tin, tài liệu.

Bên cạnh đó, ngành học còn rèn luyện các kỹ năng mềm giúp sinh viên thích ứng với công việc tại các môi trường khác nhau như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham mưu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng thu thập và xử lí thông tin…

Sinh viên học ngành Lưu trữ học còn được hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong văn phòng hành chính, các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, phương pháp quản lý văn bản, quản lý hồ sơ và tài liệu lưu trữ.Những điều cần biết về ngành Lưu trữ học

  1. Chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Lưu trữ học trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung
chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh, kỹ năng bổ trợ

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin học cơ sở 2

Ngoại ngữ cơ sở 1

Tiếng Anh cơ sở 1

Tiếng Nga cơ sở 1

Tiếng Pháp cơ sở 1

Tiếng Trung cơ sở 1

Ngoại ngữ cơ sở 2

Tiếng Anh cơ sở 2

Tiếng Nga cơ sở 2

Tiếng Pháp cơ sở 2

Tiếng Trung cơ sở 2

Ngoại ngữ cơ sở 3

Tiếng Anh cơ sở 3

Tiếng Nga cơ sở 3

Tiếng Pháp cơ sở 3

Tiếng Trung cơ sở 3

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng-an ninh

Kĩ năng bổ trợ

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

II.1

Các học phần bắt buộc

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Cơ sở văn hoá Việt Nam

Lịch sử văn minh thế giới

Logic học đại cương

Nhà nước và pháp luật đại cương

Tâm lí học đại cương

Xã hội học đại cương

II.2

Các học phần tự chọn

Kinh tế học đại cương

Môi trường và phát triển

Thống kê cho khoa học xã hội

Thực hành văn bản tiếng Việt

Nhập môn năng lực thông tin

III

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Các học phần bắt buộc

Lưu trữ học đại cương

Thông tin học đại cương

Thư viện học đại cương

Văn bản học

III.2

Các học phần tự chọn

Hán Nôm cơ sở

Lịch sử Việt Nam đại cương

Nhân học đại cương

Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý

Văn học Việt Nam đại cương

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

IV.1

Các học phần bắt buộc

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

Tổ chức công tác văn thư

Soạn thảo và ban hành văn bản quản lí

Quản lí văn bản

Tổ chức lập hồ sơ và quản lí hồ sơ

IV.2

Các học phần tự chọn

Quản trị thông tin

Hành chính học đại cương

Nhập môn Quản trị văn phòng

Luật hành chính Việt Nam

Quản trị nhân sự văn phòng

Lễ tân văn phòng

Đạo đức công vụ

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc

Tổ chức khoa học tài liệu

Tổ chức bảo quản tài liệu

Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

Tiêu chuẩn hoá trong công tác văn thư, lưu trữ

Lịch sử lưu trữ

Quản lí nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ

V.2

Các học phần tự chọn

Lưu trữ tài liệu khoa học-công nghệ

Lưu trữ tài liệu Nghe-Nhìn

Lưu trữ tài liệu điện tử

Công tác văn thư, lưu trữ trong các tổ chức kinh tế

Công tác văn thư, lưu trữ trong các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội

Sử liệu học

Tổ chức lao động khoa học và trang thiết bị văn phòng

Kỹ năng thuyết trình

Bảo hiểm tài liệu lưu trữ

Marketing lưu trữ

V.3

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Thực tập thực tế

Thực tập tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp

Các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp

Lý luận và phương pháp công tác văn thư

Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ

  1. Các khối thi vào ngành Lưu trữ học.Ngành Lưu trữ học có mã ngành 7320303, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)

C03 (Ngữ Văn, Toán, Lịch Sử)

C19 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân)

D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga)

D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)

D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)

D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)

D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)

D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)

D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)

D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)

D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng

  1. Điểm chuẩn ngành Lưu trữ học

Điểm chuẩn ngành Lưu trữ học của các trường đại học xét theo học bạ và kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm nay như sau:Đại học Nội vụ Hà Nội: 16.25 (C00); 14.25 (D01); 16.25 (C03); 16.25 (C19).Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội: 17 (A00); 21 (C00); 16.5 (D01); 18 (D02 – D06, D79 – D83); 17 (D78).

  1. Các trường đào tạo ngành Lưu trữ học

Hiện nay, ngành Lưu trữ học ở nước ta chỉ có 02 trường đại học đào tạo đó là:Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN),Đại học Nội vụ Hà Nội

  1. Cơ hội việc làm ngành Lưu trữ học

Sinh viên ngành Lưu trữ học khi ra trường đã được trang bị đủ các kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn và các kĩ năng mềm để thích ứng với công việc tại các lĩnh vực dưới đây:Ngành Lưu trữ học ra trường làm gì?

Hành chính văn phòng: Làm việc ở khu vực hoặc bộ phận văn phòng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, công ty.Quản lý nhân sự: Chuyên tổ chức, điều hành, quản lý các nhân viên trong khu vực hoặc bộ phận văn phòng. Ví dụ như Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng tại cơ quan hành chính Nhà nước, hay Phó phòng, Trưởng phòng hành chính tại cơ quan, doanh nghiệp.

Thư kí văn phòng là trợ lí hành chính cho các cấp lãnh đạo và quản lí tại công ty doanh nghiệp. Công việc cụ thể là lên kế hoạch, lịch công tác, tổ chức lịch họp, hội nghị cho lãnh đạo.

Cán bộ văn thư chuyên trách trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;Chuyên viên văn thư lưu trữ tại các văn phòng doanh nghiệp hoặc phòng hành chính của cơ quan, Lưu trữ viên các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các lưu trữ lịch sử khác.

Giảng viên tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về đào tạo văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.Ngoài ra, bạn có thể làm nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.

  1. Mức lương ngành Lưu trữ học

Đối với Cán bộ công tác tại cơ quan Nhà nước, Chính phủ, trường học lương cơ bản sẽ theo quy định mức lương dành cho bằng Đại học của Nhà nước.

Đối với các cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn trong và ngoài nước sẽ có các mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.

  1. Những tố chất phù hợp với ngành Lưu trữ học

Để thành công trong ngành Lưu trữ học, bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:Có kỹ năng kiểm tra, đánh giá;Kỹ năng điều hành và quản lý;

Kỹ năng thực hiện và hướng dẫn các nghiệp vụ lưu trữ;Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt;Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm;Có năng lực về tổ chức, điều hành bộ máy và hoạt động lưu trữ;Khả năng quản lý, quản trị thông tin lưu trữ;Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc;Có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm;Cẩn thận, kín đáo và nhạy bén;Nghiêm túc, cẩn thận trong công việc;Có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng.Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Lưu trữ học và có cơ sở đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.