hoa học thủy sản là ngành học về quản lý và hiểu biết thủy sản. Nó là một khoa học đa ngành, dựa trên các lĩnh vực của giới hạn, hải dương học, sinh học nước ngọt, sinh vật biển, khí tượng học, sự bảo tồn, sinh thái học, biến động dân số, Kinh tế học, số liệu thống kê, Phân tích quyết định, sự quản lý, và nhiều người khác trong nỗ lực cung cấp một bức tranh tổng hợp về nghề cá. Trong một số trường hợp, các kỷ luật mới đã xuất hiện, như trong trường hợp kinh tế sinh học và luật thủy sản. Bởi vì khoa học thủy sản là một lĩnh vực bao gồm tất cả, các nhà khoa học thủy sản thường sử dụng các phương pháp từ một loạt các ngành học. Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự suy giảm về trữ lượng (quần thể) cá ở nhiều vùng cùng với mối quan tâm ngày càng tăng về tác động của việc đánh bắt thâm canh đối với đa dạng sinh học biển và nước ngọt.
Khoa học thủy sản thường được dạy trong một trường đại học và có thể là trọng tâm của một đại học, chủ nhân hoặc là Bằng tiến sĩ. chương trình. Một số trường đại học cung cấp các chương trình tích hợp đầy đủ về khoa học thủy sản. Sinh viên tốt nghiệp các chương trình thủy sản đại học thường tìm được việc làm với tư cách là nhà khoa học, nhà quản lý thủy sản của cả nghề cá giải trí và thương mại, nhà nghiên cứu, người nuôi trồng thủy sản, nhà giáo dục, nhà tư vấn và quy hoạch môi trường, cán bộ bảo tồn, và nhiều người khác.
-
KHOA HỌC THỦY SẢN LÀ GÌ?
Khoa học thủy sản là ngành đào tạo dựa trên liên kết khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành thuộc các lĩnh vực khoa học về Nuôi trồng thủy sản, khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản, kinh tế và chế biến thủy sản. Cụ thể, người học được trạng bị các khối kiến thức về sinh học thủy sản, khoa học biển, quản lý đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, nhóm môn học kỹ thuật và công nghệ về nuôi trồng thủy sản,nhóm các môn học về công nghệ sau thu hoạch và chế biến, nhóm các môn học về quản lý sản xuất và thương mại thủy sản.
-
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Nhân lực trình độ đại học cho ngành Thủy sản, cán bộ quản lý ngành thủy sản có kiến thức liên ngành, làm việc ở nhiều lĩnh vực thủysản;Kỹ sư tốt nghiệp có nền tảng căn bản, có thể tự học tập nâng cao trình độ, có thể tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo chuyên môn ngành thủy sản;Người học có kiến thức cơ bản có thể tham gia các hoạt động kinh tế biển, quản lý tài nguyên, môi trường và nguồn lợi biển, phát triển hậu cần nghề cá;Cá nhân có khả năng tự khởi nghiệp, tự phát triển kinh tế thủy sản, quản lý doanh nghiệp sản xuất và thương mại thủy sản.
-
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Khoa học thủy sản có thể làm việc ở những vị trí như:Cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất, trang trại nuôi trồng thủy sản;Cán bộ quản lý chất lượng, cán bộ phân tích, kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trong các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản;
Cán bộ quản lý trong các khu công nghiệp – khu chế xuất, các Sở/PhòngNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; các đơn vị hành chính, sự nghiệp quản lý ngành Thủy sản địa phương và trung ương;Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu thuộc ngành thủy sản;Cán bộ tham gia đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành thủy sản;Cá nhân sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế thủy sản.
-
MÔN HỌC TIÊU BIỂU VÀ TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH
Mã ngành: 7620303
v Các môn học chuyên ngành tiêu biểu
– Xây dựng và quản lý chuỗi giá trị thủy sản
– Kinh tế thủy sản
– Quản lý sản xuất thủy sản
– Truy xuất nguồn gốc thủy sản
– Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản
– Di truyền và chọn giống thủy sản
– Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
– Bệnh học thủy sản
– Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cơ bản
– Kỹ thuật phân tích môi trường nước
– Quản lý ô nhiễm thủy sản
– Luật và hành chính ngư nghiệp
– Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
– Nguyên liệu thủy sản và công nghệ sau thu hoạch
– Khoa học và công nghệ lạnh đông thủy sản
– Khoa học và công nghệ đồ hộp thủy sản
– Khoa học và công nghệ sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng
– Khoa học và công nghệ enzym thủy sản
– Quản lý chất lượng thủy sản
– Độc tố học thủy sản
– Các môn thực hành công nghệ nuôi và chế biến thủy sản.
– Sinh lý động vật thủy sản
– Sinh học thủy sản
v Những tố chất phù hợp với ngành
– Có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích và tổng hợp
– Làm việc độc lập, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm
– Năng khiếu về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật
– Yêu thích nghiên cứu, học tập và vận dụng khoa học vào thực tiễn, đặc biệt lĩnh vực thủy sản.
– Có tính tổ chức và kỷ luật làm việc tốt.
– Được đào tạo chuyên môn kỹ thuật theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.– Được hỗ trợ giới thiệu việc làm trong thời gian học và sau khi tốt nghiệp tại các Công ty Việt Nam hoặc làm việc tại thị Trường Nhật Bản.– Được tham gia các lớp kỹ năng mềm; Các lớp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của trường tổ chức.
– được hưởng các chế độ ưu đãi dành cho người học theo quy chế của Trường Đại học công lập.– Hỗ trợ vay vốn cho học tập. Thời gian đào tạo: 4 năm (Cấp bằng kỹ sư).Thông tin chi tiết tuyển sinh, xem thêm TẠI ĐÂY! QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HỌC