Ngành Giáo dục đặc biệt

Giáo dục đặc biệt là một ngành học mới và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Đặc biệt, khi nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn trên cả nước đang thiếu trầm trọng thì đây là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên theo học.

  1. Tìm hiểu ngành Giáo dục đặc biệt

Giáo dục đặc biệt (tiếng Anh là Special Education) là các chương trình giáo dục được thiết kế dành riêng cho các học sinh có nhu cầu đặc biệt. Các học sinh có nhu cầu đặc biệt ở đây là các các học sinh bị “chậm” về tinh thần/ thể chất/ tình cảm ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể và bình thường của trẻ. Gây ra các vấn đề về nhận thức, kỹ năng trong mọi hoạt động sinh hoạt và học tập, do đó mà chúng cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình – điều mà các trường học truyền thống không thể đáp ứng.

Giáo dục đặc biệt sử dụng các phương pháp, chương trình và cả nội dung dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt; đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của trẻ đó. Giáo dục đặc biệt có thể kịp thời giúp các trẻ có nhu cầu được can thiệp trị liệu, được học tập và phát triển tốt nhất như những trẻ bình thường; các trẻ có thể sống và hoà nhập tốt hơn. Cùng với đó là nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn.

Đào tạo giáo viên Giáo dục đặc biệt trình độ cử nhân có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt và các cơ sở giáo dục hòa nhập, có khả năng giải quyết những vấn đề của thực tiễn và không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức:

Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành thành thạo để tổ chức, chăm sóc giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt ở độ tuổi mầm non và tiểu học theo yêu cầu của ngành giáo dục đặc biệt (giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập);

Có khả năng tư vấn, giúp đỡ phụ huynh, giáo viên ở các cấp học trong nuôi dạy và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt;

Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học thuộc lĩnh vực Giáo dục đặc biệt.

Nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành Giáo dục đặc biệt đang thiếu trầm trọng

  1. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt

Để biết được học ngành Giáo dục đặc biết có khó hay không thì các bạn hãy tham khảo khung chương trình và các môn học cơ bản của ngành trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức chung(Tự chọn 1 trong 3 môn ngoại ngữ)

1

Giáo dục quốc phòng

15

Tiếng Anh 3

2

NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1

16

Tiếng Pháp 3

3

Tiếng Anh 1

17

Tiếng Nga 3

4

Tiếng Pháp 1

18

Giáo dục học

5

Tiếng Nga 1

19

Giáo dục thể chất 3

6

Giáo dục thể chất 1

20

Âm nhạc

7

NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2

21

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ

8

Tiếng Anh 2

22

Kỹ năng giao tiếp

9

Tiếng Pháp 2

23

Đường lối CM của ĐCS Việt Nam

10

Tiếng Nga 2

24

Giáo dục thể chất 4

11

Tin học đại cương

25

Thực tập sư phạm 1

12

Tâm lý học

26

Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

13

Giáo dục thể chất 2

27

Thực tập sư phạm 2

14

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Khối kiến thức chuyên ngành

1

Tiếng Việt

28

Đánh giá thị giác chức năng

2

Toán cơ sở

29

Đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thị

3

Mỹ thuật cơ bản

30

Đặc điểm tâm lý trẻ Chậm phát triển trí tuệ

4

Sinh lý học trẻ em

31

Chẩn đoán đánh giá trẻ CPTTT

5

Xác suất thống kê

32

Thực tập sư phạm 1

6

Âm nhạc cơ bản

33

Giáo dục mầm non cho trẻ khiếm thính

7

Tâm bệnh trẻ em

34

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính trong trường phổ thông

8

Sinh lý thần kinh và giác quan

35

Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ khiếm thính

9

Tâm lý học phát triển

36

Giáo dục mầm non cho trẻ khiếm thị

10

Phương pháp nghiên cứu khoa học

37

Chữ nổi Braille Việt ngữ

11

Bệnh trẻ em

38

Phương pháp dạy trẻ khiếm thị trong trường phổ thông

12

Chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non

39

Định hướng và Di chuyển

13

Giáo dục học tiểu học

40

Giáo dục mầm non cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

14

Tiếng Anh chuyên ngành

41

Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

15

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

42

Phương pháp dạy trẻ Chậm phát triển trí tuệ trong trường phổ thông

16

Văn học trẻ em

43

Quản lý hành vi

17

Công tác xã hội với trẻ em

44

Ngôn ngữ ký hiệu thực hành

18

Nhập môn Giáo dục đặc biệt

45

Quản lý trong giáo dục đặc biệt

19

Giáo dục hoà nhập

46

Giáo dục trẻ có hội chứng tự kỉ

20

Lý luận dạy học cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

47

Giáo dục trẻ có khó khăn về học

21

Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

48

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật

22

Phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục đặc biệt

49

Thực tập sư phạm 2

23

Đại cương giáo dục trẻ khiếm thính

50

Khoá luận tốt nghiệp

24

Đại cương giáo dục trẻ khiếm thị

51

Kế hoạch giáo dục cá nhân

25

Đại cương giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ

52

Những vấn đề hiện đại trong giáo dục đặc biệt

26

Đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thính

53

Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ

27

Thanh thính học

  1. Các khối thi vào ngành Giáo dục đặc biệt – Mã ngành: 7140203

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục đặc biệt:

B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn

C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng

  1. Điểm chuẩn ngành Giáo dục đặc biệt

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 19 – 25 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

  1. Các trường đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt

Hiện nay, ngành Giáo dục đặc biệt chưa có nhiều trường đào tạo, trên cả nước chỉ có một số trường đào tạo, đó là:

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học Thủ đô Hà Nội

Đại học Sư phạm TP. HCM

  1. Cơ hội việc làm ngành Giáo dục đặc biệt

Chắc hẳn có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc học ngành Giáo dục đặc biệt ra trường làm gì? Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đặc biệt được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển trong tương lai bởi ngành này đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Giáo dục đặc biệt có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau đây:

Giáo viên tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt (trường chuyên dạy trẻ khuyết tật);

Giáo viên hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục hòa nhập (trẻ khuyết tật học chung trẻ bình thường);

Chuyên viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục, cán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật tại các tổ chức xã hội;

Chuyên viên giáo dục đặc biệt các Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo, Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật;

Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về giáo dục; cán bộ tư vấn về giáo dục đặc biệt trong các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, các trung tâm, các tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam;

Ngành giáo dục đặc biệt

  1. Mức lương ngành Giáo dục đặc biệt

Các giáo viên của ngành Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt có mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài mức lương này, giáo viên ngành Giáo dục đặc biệt còn có thêm những khoản hỗ trợ khác. Mức thu nhập của những người làm việc trong ngành Giáo dục đặc biệt có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm. Ngoài ra, các bạn có thể nhận tư vấn, trị liệu thêm những đối tượng có nh cầu ở ngoài hoặc tự mở trung tâm của riêng mình.

  1. Những tố chất cần có của ngành Giáo dục đặc biệt

Để trở thành giáo viên của ngành Giáo dục đặc biệt, bạn cần phải có những tố chất sau:

Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ.

Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao.

Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.

Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.

Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.

Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.

Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.

Chăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng đạo đức.

Các trường nào đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt?
Ngành này hiện tại trên cả nước chỉ có một số trường đào tạo. Các trường đó là:
Khu vực miền Bắc,Đại học Sư phạm Hà Nội,Đại học Thủ đô Hà Nội
Khu vực miền Nam,Đại Học Sư Phạm TPHCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành Giáo dục đặc biệt?
Để biết được mình có phù hợp với ngành này hay không, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:Ngành Giáo dục đặc biệt
Ngành học này có thực sự phù hợp với bạn?
Đam mê với nghề, yêu thích trẻ nhỏ,Kiên trì, chịu khó, có tính nhẫn nại
Chịu được áp lực công việc cao,Đạo đức và tấm lòng trong sáng,Yêu thương, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh
Thận trọng, có trách nhiệm trong công việc,Lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị,Tinh thần đoàn kết, hợp tác trong công việc
Ý thức chủ động tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,Khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng, mạch lạc
Chăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng
Có thể thấy rằng, ngành giáo dục đặc biệt không yêu cầu quá khắt khe về lĩnh vực chuyên ngành, ngành này đòi hỏi rất lớn các kỹ năng mềm, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực đạo đức ở mỗi cá nhân.
Học ngành Giáo dục đặc biệt cần học giỏi môn gì?
Vì ngành giáo dục đặc biệt là một chuyên ngành đặc thù, nó không yêu cầu cá nhân người học phải học quá tốt ở một hay một số bộ môn cụ thể nào cả. Tuy nhiên, để theo học và làm việc được trong ngành này, bản thân mỗi người phải tự tìm hiểu, trau dồi thêm các kỹ năng, lĩnh vực khác như tâm lý trẻ em, ngôn ngữ ký hiệu, bệnh trẻ em…
Cơ hội việc làm dành cho ngành Giáo dục đặc biệt như thế nào?
Các sinh viên tốt nghiệp ngành giáo dục đặc biệt có rất nhiều cơ hội về vị trí làm việc. Cụ thể như:
Giáo viên tại cơ sở giáo dục chuyên biệt (trường chuyên dạy trẻ khuyết tật)
Giáo viên hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập tại cơ sở giáo dục hòa nhập (trẻ khuyết tật học chung với các trẻ bình thường)
Chuyên viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục
Cán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật tại các tổ chức xã hội
Chuyên viên giáo dục đặc biệt tại Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật các cấp
Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về giáo dục
Cán bộ tư vấn về giáo dục đặc biệt trong các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, trung tâm, ổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, ngành Giáo dục đặc biệt được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển trong tương lai bởi ngành này đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Do đó, không khó để sinh viên chuyên ngành này có được vị trí việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo.
Mức lương dành cho người làm ngành Giáo dục đặc biệt là bao nhiêu?
Mức thu nhập trung bình của những người làm trong ngành này từ 8.5 – 13 triệu VNĐ/tháng. Mức lương này còn phụ thuộc nhiều yếu tố như kinh nghiệm trong nghề, khả năng chuyên môn, các chứng chỉ liên quan… Tuy nhiên, ngành này cũng nhận được mức đãi ngộ, phúc lợi giống như những ngành nghề khác theo quy định. Ví dụ như:
Ngành Giáo dục đặc biệt
Mức thu nhập của cán bộ công tác trong ngành là bao nhiêu?
Lương cứng
Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc
Khám sức khỏe định kỳ
Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
Lương tháng thứ 13
Phụ cấp ăn trưa
Nghỉ phép định kỳ trong năm (12-24 ngày)
Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…Phụ cấp xăng xe
Chế độ nghỉ thai sản đối với những người đang mang thai
Kết luận Ngành giáo dục đặc biệt hiện nay đang là ngành học đóng vai trò quan trọng trong xã hội bởi tính nhân văn, giáo dục cao của nó. Thông qua chuyên ngành này, GDĐB đã đào tạo ra đội ngũ nhân viên, giáo viên có chuyên môn phù hợp, hỗ trợ các trẻ em đặc biệt có cơ hội học tập như những trẻ bình thường khác để sau này hòa nhập dễ dàng với xã hội và cộng đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.