Hiện nay, nhu cầu nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm và phát triển. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng ngày càng cao, đây cũng là ngành học nhiều bạn thí sinh quan tâm và chọn lựa. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng.
-
Tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Ngành Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: các trung tâm thương mại, chung cư, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, cầu đường…
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng cung cấp cho sinh viên kiến thức về toán ứng dụng, vật ký kỹ thuật, những phần mềm thiết kế chuyên sâu cũng như những kiến thức về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như trắc địa, kết cấu xây dựng, thủy lợi, phương pháp thí nghiệm chuyên ngành để phục vụ công tác thiết kế, giám sát và tư vấn, tổ chức thi công công trình xây dựng…
Bên cạnh đó, sinh viên cũng có kỹ năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình và an toàn lao động, nắm được những giải pháp bảo vệ môi trường và quy định pháp luật khi tham gia hoạt động xây dựng. Một số môn học chuyên ngành có thể kể đến như Sức bền vật liệu, Vật liệu xây dựng, Kiến trúc xây dựng, Nền và móng, Kết cấu thép, Kết cấu bê tông, Cấp thoát nước, Máy xây dựng, An toàn lao động…
Với đặc thù của một ngành kỹ thuật, công việc của người kỹ sư xây dựng thường xuyên phải đi công tác xa nhà, do đó, ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là một ngành kén nữ giới. Công việc của người kỹ sư xây dựng nhìn chung cũng khá vất vả vì phải đảm nhiệm từ khâu tính toán, đo đạc đến thiết kế, thi công… Tuy nhiên, một mức thu nhập ổn định cùng chế độ ưu đãi khá tốt, một cuộc sống ổn định sau khi ra trường với nhiều cơ hội việc làm chính là sự hấp dẫn của ngành kỹ thuật công trình xây dựng.Thông tin tổng quan ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
-
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng trong bảng dưới đây.
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Học phần bắt buộc: |
Những NL cơ bản của CN Mác-LêniN |
Đường lối CM của ĐCSVN |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Pháp luật đại cương |
Toán 1, 2, 3 |
Xác suất thống kê ứng dụng |
Vật lý 1, 2 |
Thí nghiệm vật lý 1 |
Hóa đại cương |
Lập trình Visual basic (Tin học dành cho kỹ sư) |
Toán ứng dụng trong Xây dựng |
Kinh tế xây dựng |
Khoa học XH & NV 1 (Tự chọn) |
Khoa học XH & NV 2 (Tự chọn) |
Giáo dục thể chất 1, 2 |
Tự chọn Giáo dục thể chất 3 |
Giáo dục quốc phòng |
Học phần tự chọn: |
Kinh tế học đại cương |
Nhập môn quản trị chất lượng |
Nhập môn Quản trị học |
Nhập môn Logic học |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Nhập môn Xã hội học |
Tâm lý học kỹ sư |
Tư duy hệ thống |
Kỹ năng học tập đại học |
Kỹ năng xây dựng kế hoạch |
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1/ Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành |
Hình họa, vẽ kỹ thuật |
Cơ học cơ sở |
Sức bền vật liệu |
Cơ học đất |
Cơ học kết cấu |
Kết cấu bê tông cốt thép |
Đồ án kết cấu bê tông cốt thép |
Vật liệu xây dựng |
Kết cấu thép |
Nền móng |
Đồ án nền móng |
2/ Kiến thức chuyên ngành |
Học phần lý thuyết và thí nghiệm, bao gồm: |
Kiến trúc |
Kết cấu công trình bê tông cốt thép |
Đồ án kết cấu công trình BTCT |
Kỹ thuật thi công |
Tổ chức thi công |
Đồ án kỹ thuật & tổ chức thi công |
Kết cấu công trình thép |
Đồ án kết cấu công trình thép |
Kết cấu nhà cao tầng |
Khởi nghiệp và sáng tạo trong XD |
Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật |
Học phần thực hành + thực tập, bao gồm: |
TT Vẽ kỹ thuật trong xây dựng |
TT Trắc địa |
Khảo sát và Thí nghiệm đất |
Thí nghiệm cơ học |
TT Vật liệu xây dựng |
TT Ứng dụng tin học trong XD |
TT Kiểm định công trình |
TT Kỹ thuật nghề xây dựng |
TT BIM trong xây dựng |
TT Tốt nghiệp |
Học phần tự chọn (3 môn), bao gồm: |
Nền móng nhà cao tầng |
Công trình trên nền đất yếu |
Thiết kế BTCT theo ACI&EUROCODE |
Thiết kế cấu kiện bê tông cốt sợi |
Kết cấu thép ứng suất trước |
Tư vấn giám sát |
Bảo dưỡng sửa chữa & nâng cấp công trình |
Xây dựng bền vững |
Cấp thoát nước |
-
Các khối thi vào ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng- Mã ngành: 7510102
– Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A07: Toán – Lịch sử – Địa lý
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
V01: Toán- Ngữ văn- Vẽ hình họa mỹ thuật
Với phương án tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục, ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng được xét tuyển theo nhiều khối thi khác nhau. Để tìm hiểu khối xét tuyển chính xác, thí sinh nên tham khảo tại thông tin tuyển sinh của trường xét tuyển.
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng
-
Điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Với phương thức xét điểm thi THPT Quốc gia, điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng 14 – 16 điểm. Với phương thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn của ngành ở mức 18 – 19 điểm.
-
Các trường đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Danh sách các trường đại học đại học đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng theo từng khu vực:
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng sau khi tốt nghiệp có thể thử sức bản thân ở một số vị trí công việc như sau:Các công việc ngoài công trường bao gồm triển khai kế hoạch thi công xây dựng như Kỹ sư thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp của doanh nghiệp, các công ty tư vấn xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước.Công việc trong công xưởng bao gồm các vị trí kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng xây dựng
Các công việc văn phòng bao gồm: Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật và thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn về xây dựng.Công việc giáo dục như Giảng viên đào tạo các ngành về xây dựng tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo.Mức lương ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Mức lương bình quân của kỹ sư xây dựng công trình là từ 12 – 15 triệu, phù hợp với công sức và công việc của họ tại các công ty xây dựng. Tại các công ty xây dựng nhỏ, công việc của kỹ sư xây dựng ít hơn và cũng đỡ áp lực hơn nhiều nên mức lương chỉ từ 7 – 12 triệu đồng/tháng.
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng. Chúc các bạn có những sự lựa chọn ngành nghề đúng đắn nhất.
-
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí công việc dưới đây:Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng.Các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng…
Làm việc trong công xưởng với những vị trí như: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng.
Đối với công việc trong văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.
-
Mức lương của ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng có mức lương khá cạnh tranh, dao động trong khoảng 7 – 15 triệu tùy từng vị trí và địa điểm công tác.
-
Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng