Ngành Chăn nuôi Thú y Mã ngành: 7620106

Những năm gần đây ngành Chăn nuôi phát triển cả về quy mô và tính chuyên môn hóa, từ chăn nuôi nhỏ lẻ đang dần chuyển sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chăn nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, các doanh nghiệp, trang trại cũng như hệ thống quản lý Nhà nước đang có nhu cầu nhân lực có kiến thức tổng hợp cả về Chăn nuôi và Thú y. Đây là cơ hội rất lớn cho sinh viên theo học ngành Chăn nuôi thú y.

Chương trình học ngành Chăn nuôi – Thú y Đào tạo kỹ sư Chăn nuôi thú y Xem Chi tiết tại đây.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 300 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trong và ngoài nước đang hoạt động. Sự gia tăng số lượng, quy mô của các doanh nghiệp, đặc biệt việc đẩy mạnh hoạt động liên quan đến chăn nuôi, cùng xu hướng sản xuất theo chuỗi khép kín từ thức ăn đến trang trại và thực phẩm đã tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực.

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Những nguyên lý CB của CN Mac-Lênin

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng an ninh

Tiếng Anh 1/ tiếng Trung 1

Tiếng Anh 2/ tiếng Trung 2

Tiếng Anh 3/ tiếng Trung 3

Pháp luật đại cương

Tâm lý học đại cương

Hóa học đại cương

Hóa phân tích

Sinh học đại cương

Toán cao cấp

Xác suất – thống kê

Tin học đại cương

Động vật học

Sinh thái môi trường

Học phần tự chọn (3/7), bao gồm:

Tiếng Anh chuyên ngành CNI – Thú y

Hóa học hữu cơ

Đa dạng sinh học và chăn nuôi động vật quí hiếm

Tập tính và phúc lợi động vật

Phương pháp tiếp cận khách hàng trong chăn nuôi thú y

Sinh học phân tử

Công nghệ môi trường

II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

A/ Kiến thức cơ sở ngành

Hóa sinh động vật

Giải phẫu vật nuôi

Tổ chức và phôi thai động vật

Sinh lý động vật

Di truyền động vật

Vi sinh vật đại cương thú y

Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Dược lý thú y

Miễn dịch học thú y

B/ Kiến thức ngành

Chọn và nhân giống vật nuôi

Chăn nuôi lợn

Chăn nuôi trâu bò

Chăn nuôi gia cầm

Chẩn đoán – Bệnh nội khoa thú y

Truyền nhiễm thú y

Ngoại – sản thú y

Dịch tễ học thú y

Ký sinh trùng thú y

Học phần tự chọn (3/7), bao gồm:

Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi

Công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp

Chăn nuôi dê và thỏ

Chăn nuôi đà điểu và chim

Chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi

Vệ sinh chăn nuôi

Nuôi ong mật

Bệnh lý thú y 1

Bệnh truyền lây giữa động vật và người

Kiểm nghiệm thú sản

Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

C/ Kiến thức bổ trợ

Phương pháp thí nghiệm chăn nuôi

Vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật

Phương pháp khuyến nông

Marketing căn bản

D/ Thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp

Thực tập nghề nghiệp (Rèn nghề phòng thí nghiệm, Rèn nghề cơ sở sản xuất: Công trình chăn nuôi, Thực tập giáo trình)

Thực tập tốt nghiệp (Chuyên đề tốt nghiệp + Khóa luận tốt nghiệp)

Các khối xét tuyển ngành Chăn nuôi – Thú y Ngành Chăn nuôi – Thú y (Mã ngành: 7620106)

Tương tự 2 ngành học trên, các khối xét tuyển ngành Chăn nuôi – Thú y bao gồm: Xem Chi tiết tại đây.

Khối A00: Toán, Lí, Hóa (6 trường xét)

Khối A02: Toán, Lí, Sinh (2 trường xét)

Khối B00: Toán, Sinh, Hóa (6 trường xét)

Khối B03: Toán, Sinh, Văn (1 trường xét)

Khối B08: Toán, Sinh, Anh (1 trường xét)

Khối C02: Văn, Toán, Hóa học (1 trường xét)

Khối D01: Văn, Toán, Anh (1 trường xét)

Khối D07: Toán, Hóa, Anh (1 trường xét)

Sinh viên theo học ngành Chăn nuôi thú y không chỉ được trang bị kiến thức về chăn nuôi như di truyền, chọn lọc và nhân giống vật nuôi; thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi; thiết kế chuồng trại mà còn được trang bị kiến thức, kỹ năng hành nghề thú y như chẩn đoán, phòng và trị bệnh vật nuôi, cung cấp các hoạt động dịch vụ và quản lý trong lĩnh vực thú y phù hợp với từng điều kiện chăn nuôi khác nhau để có thể làm tốt công tác quản lý, nghiên cứu, phân tích kiểm định chất lượng thức ăn,  kiểm soát và quản lý vệ sinh môi trường chăn nuôi, marketing thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, phân tích kiểm định chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi… phục vụ tốt chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững.KHUNG CNTY 52 RA QD

Chương trình ngành Chăn nuôi thú y tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam được xây dựng dựa trên các chương trình đào tạo từ các trường đại học uy tín trên thế giới, lấy ý kiến các bên liên quan, đặc biệt ý kiến từ các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng nhân lực liên quan đến chăn nuôi và thú y. Sau khi hoàn thành khóa học 4 năm, người học được cấp bằng Kỹ sư Chăn nuôi thú y.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn về chăn nuôi và thú y, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian, lập kế hoạch, tư duy thành công. Đặc biệt, sinh viên ngành Chăn nuôi thú y được tăng cường kỹ năng sử dụng tiếng Anh để thích ứng tốt với môi trường làm việc đa văn hoá trong xu thế hội nhập quốc tế.

Cơ hội việc làm đa dạng, rộng mở

Tăng trưởng mạnh về sản xuất đã mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Chăn nuôi thú y. Trên các trang tuyển dụng trực tuyến thường xuyên đăng tải hàng trăm thông tin tuyển dụng kỹ sư ngành Chăn nuôi thú y, với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn từ 8-20 triệu/tháng. Thậm chí các doanh nghiệp nước ngoài tại Nhật Bản, Mỹ, Úc, Israel… với mức lương lên đến 30-35 triệu/tháng. Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực của ngành này vẫn chưa đáp ứng đủ.

Kỹ sư ngành Chăn nuôi thú y có thể làm việc tại các vị trí như:

– Cán bộ quản lý, kiểm dịch tại các đơn vị hành chính sự nghiệp: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục chăn nuôi thú y, Chi cục kiểm định chất lượng nông lâm thủy sản tại các tỉnh, huyện và các bộ, sở, ban ngành liên quan.Khung-ChanNUOITHUY

– Cán bộ kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi của tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế có liên quan đến chăn nuôi, thú y và phát triển nông thôn.

– Nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tại các doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân, các cơ sở sản xuất có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

– Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng khối Nông-Lâm-Ngư, viện, trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi và thú y.

– Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, mở phòng khám, điều trị tự do, kinh doanh thuốc và vật tư thú y.

Nếu bạn yêu thích ngành Chăn nuôi thú y và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này,

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:Chăm sóc, nuôi dưỡng các loại vật nuôi;- Phòng, chống dịch bệnh;  Chẩn đoán, điều trị bệnh; – Khai thác và pha chế tinh dịch;  Thực hành sản khoa trong thú y;Chăn nuôi; Thú y trong khuyến nông;  Tiếp thị thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y; Kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.