Lịch sử phát triển Đại học Thăng Long (tên tiếng Anh: TLU – Thang Long University)
Ngày 2/4/1988, GS Bùi Trọng Liễu từ Pháp đã gửi thư cho 5 vị giáo sư khác trong nước nhằm mục đích kêu gọi, hợp tác để mở một trung tâm đại học chất lượng quốc tế mà không xin tài trợ của nhà nước. Ngày 15 tháng 12 năm 1988, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam ra Quyết định cho phép thành lập Trung tâm Đại học Thăng Long. Ngày 17/1/2005, Trường Đại học Thăng Long chính thức được thành lập, dựa trên cơ sở nâng cấp Đại học Dân lập Thăng Long, chuyển đổi loại hình từ dân lập sang tư thục.
Mục tiêu phát triển Đại học Thăng Long (tên tiếng Anh: TLU – Thang Long University)
Phấn đấu xây dựng trường Đại học Thăng Long trở thành trường đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trình độ đại học và sau đại học; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học; xây dựng Trường theo định hướng đại học ứng dụng và hội nhập quốc tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đội ngũ cán bộ Đại học Thăng Long (tên tiếng Anh: TLU – Thang Long University)
Trường có đội ngũ cán bộ gồm 240 người. Trong đó gồm:13 Giáo sư và 17 Phó giáo sư
23 Tiến sĩ,124 Thạc sĩ,177 giảng viên thỉnh giảng
Đây là lực lượng cán bộ khoa học nhiều kinh nghiệm ở các lĩnh vực như kỹ thuật, kinh tế và quản trị kinh doanh.
Cơ sở vật chất Đại học Thăng Long (tên tiếng Anh: TLU – Thang Long University)
Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu của trường đang ngày càng được hoàn thiện. Hiện nay, tổng thể nhà trường là một khu liên hợp hiện đại, bao gồm các hạng mục:
Nhà học chính,Nhà hành chính hiệu bộ,Nhà hội trường – giảng đường,Nhà thể thao – thể chất,Sân bóng rổ, bóng chuyền,Nhà ăn, phòng họp cho các câu lạc bộ của trường
Thư viện, phòng máy tính,Quảng trường sinh viên
Tổng hợp: Ban thông tin – truyền thông Tuyển Sinh Đại Học