Danh Mục Khối Ngành Đào tạo SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN trên Toàn Quốc

Nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:

Ngành này gồm: Các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho con người và động vật. Nó còn bao gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là thực phẩm trực tiếp, các hoạt động tạo ra các phụ phẩm có giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn (ví dụ như da sống có từ giết mổ gia súc, bánh dầu từ sản xuất dầu).

Ngành Công nghệ da giày

Ngành Công nghệ vật liệu dệt, may

Ngành Công nghệ sợi, dệt

Ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Ngành Công nghệ dệt, may

Ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Ngành Công nghệ chế biến thuỷ sản

Ngành Công nghệ sau thu hoạch

Ngành Kỹ thuật thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành này cũng gồm: Các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay, cho động vật ăn, sản phẩm thực phẩm khác và đồ uống. Sản xuất có thể được thực hiện cho chính mình cũng như là cho bên thứ ba như trong giết mổ truyền thống.

Một vài hoạt động được xem như là sản xuất (ví dụ như chúng được thực hiện trong các hiệu bánh mỳ, cửa hàng bánh ngọt và các cửa hàng chế biến thịt,… nơi mà bán sản phẩm của họ) mặc dù có sự bán lẻ sản phẩm tại các cửa hàng của người sản xuất. Tuy nhiên, khi quá trình chế biến là rất nhỏ và không dẫn tới quá trình biến đổi thực sự được phân loại vào ngành G (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).

Sản phẩm thức ăn gia súc từ sản phẩm thải ra của giết mổ và các sản phẩm phụ được phân vào nhóm 10800 (Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản). Chế biến thức ăn và đồ uống bỏ đi thành nguyên vật liệu thô thứ hai được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu) và xử lý thức ăn và đồ uống bỏ đi của mã 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại).

Theo Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, thị trường M&A ngành sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt Nam đang khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Các giao dịch M&A được nhiều nhà đầu tư xem là cách hiệu quả nhất để thâm nhập thị trường và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Số lượng và giá trị các giao dịch M&A hoàn tất tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng bền vững trong những năm trở lại đây. Dự kiến, M&A còn tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong bối cảnh EVFTA đã đi vào thực thi.

  1. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH

Cơ sở pháp lý điều chỉnh là các văn bản pháp luật sau đây:Luật HTX 2012;

Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã;Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều của của Nghị định 193/2013;

Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã;

Các luật thuế hiện hành;

  1. NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
  2. Ngành sản xuất chế biến thực phẩm là gì ?

Ngành này gồm các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho con người và động vật. Nó còn bao gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là thực phẩm trực tiếp. Các hoạt động thường xuyên có sản phẩm liên đới tạo ra hoặc có giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn (ví dụ như da sống có từ giết mổ súc vật, sản xuất bánh dầu từ cây có dầu).

  1. Các phân ngành của sản xuất chế biến thực phẩm

Các phân ngành của sản xuất chế biến thực phẩm gồm:Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt;Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản;Chế biến và bảo quản rau quả;Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật;Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa;Xay xát và sản xuất bột;Sản xuất thực phẩm khác;Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản;

  1. Các mã ngành cấp 4 thuộc lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm

Mã ngành cấp 4 (cần thiết khi xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) từ là 1010 đến 1080.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP TÁC XÃ

  1. Về tên của hợp tác xã:Tên hợp tác xã được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên của hợp tác xã mới không được trùng với tên hợp tác xã đã đăng ký trong phạm vi cả nước. Tên trùng là tên của hợp tác xã được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của hợp tác xã đã đăng.
  1. Về ngành nghề kinh doanh:Bạn cần chỉ ra mã ngành cấp 4 đối với sản xuất, chế biến thực phẩm như đã nêu ở trên.
  1. Về vốn điều lệ và góp vốn:Vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành hợp tác xã. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của hợp tác xã khi tham gia đấu thầu.

Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.

  1. Về phân chia thu nhập của hợp tác xã:Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập;

Trích lập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định;Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau dây:Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;Phần còn lại được chia theo vốn góp;Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;

  1. Về địa điểm đặt trụ sở hợp tác xã:Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm.
  1. Về người đại diện theo pháp luật:Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.
  1. Về số lượng thành viên hợp tác xã:Hợp tác xã có tối thiểu 7 thành viên.
  1. Về cơ cấu tổ chức của hợp tác xã:Cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
  1. Về chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã:Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diên tại các địa phương khác ngoài trụ sở chính.

Dịch vụ thành lập hợp tác xã sản xuất và chế biến thực phẩm

  1. ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ
  2. Cơ quan đăng ký hợp tác xã:

Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

  1. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã;

Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;

Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;

Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;

Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;

Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua.

  1. Thời hạn:Thời gian để xin Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
  2. Đăng ký con dấu của hợp tác xã:Cơ quan công an tỉnh/thành phố nơi hợp tác xã đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền cấp dấu cho hợp tác xã.
  3. XIN “GIẤY PHÉP CON”

Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì phải phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:

  1. Đánh giá tác động môi trường:

Theo quy định của Luật Môi trường, đối với các dự án sau phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:Dự án xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến lương thực, thực phẩm có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên;Dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên;

Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột ngọt có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến sữa có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến dầu ăn có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bánh, kẹo có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai có công suất từ 2.000 m³ nước/năm trở lên;

Hợp tác xã có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của hợp tác xã thuộc về UBND cấp tỉnh nơi hợp tác xã hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận về môi trường sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

  1. Giấy phép phòng cháy chữa cháy:

Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên, tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.

  1. Giấy phép an toàn thực phẩm:Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa liên quan tới sức khỏe con người thì phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm.
  2. CÔNG BỐ SẢN PHẨM:Khi sản xuất thực phẩm thì để có thể đưa sản phẩm mới vào lưu thông trên thị trường, hợp tác xã cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm. Về cơ bản, hợp tác xã cần:

Thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại cơ sở được cấp phép;Công bố kết quả đó trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân;

Nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.

Đối với các sản phẩm sau đây thì cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng:Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định;Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

VII. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ:Hợp tác xã có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:

Bảo hộ đối với bí mật kinh doanh;Bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp;

Bảo hộ đối với nhãn hiệu;Với việc bảo hộ này, hợp tác xã có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.

VIII. ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH:Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, hợp tác xã dễ dàng quản lý sản phẩm…

  1. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
  2. Lập hồ sơ khai thuế ban đầu:

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp tác xã thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi hợp tác xã đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn. Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.

  1. Lệ phí môn bài:Hợp tác xã có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;

Hợp tác xã có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;

  1. Thuế VAT:Thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ hợp tác xã cung cấp. Để hiểu hơn về VAT, bạn hãy đọc bài viết Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.
  2. Thuế thu nhập doanh nghiệp:Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí hợp lệ. Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.
  3. Thuế xuất nhập khẩu:Áp dụng nếu hợp tác xã xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
  4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:Áp dụng nếu hợp tác xã sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh. Bạn có thể tham khảo bài viết Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.Dịch vụ thành lập hợp tác xã sản xuất và chế biến thực phẩm
  1. ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM?

Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các hợp tác xã như sau:

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;

Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;

Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội;

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;

Xem thêm: Tất tần tận về dịch vụ thành lập hợp tác xã may mặc – Tân Khôi

TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN CHÚNG TÔI?.GIÁ DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÔNG KHAI, KHÔNG PHÁT SINH

Chi phí dịch vụ thành lập hợp tác xã sản xuất và chế biến thực phẩm trọn gói giá rẻ nhất và công khai trên website để khách hàng tự tính toán và kiểm tra. Giá cạnh tranh so với các công ty cùng lĩnh vực.

Báo giá dịch vụ thành lập hợp tác xã sản xuất và chế biến thực phẩm chính xác và cam kết không phí phát sinh ngoài hợp đồng.

Hỗ trợ tư vấn các dịch vụ liên quan trong phạm vi hiểu biết công ty.

BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI CHO KHÁCH HÀNG

Yêu cầu bảo mật thông tin khách hàng. Chịu trách nhiệm trong trường hợp làm rò rỉ thông tin, mất mát khách hàng.

Cam kết bồi thường theo giá trị thị trường nếu có thất thoát hoặc làm lộ thông tin khách hàng.

Hợp đồng dịch vụ thành lập hợp tác xã sản xuất và chế biến thực phẩm có đầy đủ tính pháp lý các điều khoản rõ ràng.

THÁI ĐỘ PHỤC VỤ TẬN TÂM, CHU ĐÁO

Nhân viên của Tân Khôi ngoài tay nghề cao còn được hướng dẫn kỹ về thái độ phục vụ, đạo đức phục vụ với khách hàng. Lễ phép, tận tâm.

Chủ động liên hệ với khách hàng trước trong và sau khi làm việc.

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LUÔN ĐƯỢC CHÚ TRỌNG

Giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đến 70% so với các công ty khác cùng dịch vụ trên thị trường.

Đồng hành cùng khách hàng theo từng tháng, từng quý, từng năm. Có các phương pháp thay thế kịp thời cho các trường hợp.

Hoàn thành công việc đúng thời hạn theo cam kết.

Tư vấn kịp thời hỗ trợ các vấn đề phát sinh liên quan trong quá trình làm việc.

Ngành chế biến thực phẩm được đánh giá là lĩnh vực chịu tác động thấp nhất bởi là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng hàng ngày. Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ M&A trong lĩnh vực thực phẩm chế biến, đồ uống sôi động vì thị trường đang tạo ra sự thuận lợi cho cả phía cung lẫn cầu. Việt Nam có dân số trẻ, thu nhập trung bình ngày càng tăng, tạo ra một thị trường tiêu dùng có mức tăng trưởng tự nhiên ổn định, đặc biệt ở một số đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lý do khiến nhiều dự báo về các thương vụ M&A trong ngành này sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới mặc dù dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát trên thế giới.

Hiện tại, Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA, CPTPP), điều này mang lại nhiều lợi thế về thị trường cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển. Do đó, để nhanh chóng nắm bắt được cơ hội, cũng như tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp trong nước cần chú trọng đầu tư mạnh thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Đồng thời, các đơn vị liên quan cần xây dựng kế hoạch quy hoạch vùng nguyên liệu thông qua những giải pháp căn cơ theo hướng tăng hiệu quả liên kết giữa các tỉnh, thành phố, giữa nông dân – doanh nghiệp sản xuất – nhà quản lý để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.