Chương trình khung Đại học chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước Cục Đào tạo – Bộ Công an tổ chức sát hạch kiểm tra, đánh giá năng lực trình độ tiếng Anh cho cán bộ, giáo viên trong lực lượng CAND
- MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu tổng quát Ngành, chuyên ngành đào tạo: Ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành An toàn thông tin CAND. Mã ngành: 7480200
- Nhóm ngành Xây dựng lực lượng CAND 7310200, Mã ngành Nghiệp vụ Cảnh sát: 7860100
Đào tạo cử nhân khoa học Chính trị có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có ý thức phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân; có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mã ngành Nghiệp vụ an ninh: 7860100.
Mã ngành An toàn thông tin: 7480202.
Mã ngành Y khoa (gửi đào tạo tại Học viện Quân y): 7720101.
- Mục tiêu cụ thể.Thong-tu-25-BCA-2017-TT-BGDDT
– Có lập trường giai cấp công nhân vững vàng, trung thành với Đảng, Nhà nước và chủ nghĩa xã hội. Nhạy bén về chính trị, gắn lý luận với đường lối của Đảng, thực tiễn cách mạng và đời sống xã hội. Có phẩm chất và lối sống lành mạnh.
– Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Sau khi tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở các bộ, ban, ngành, các trường chính trị – hành chính ở địa phương; Đồng thời có khả năng vươn lên để được đào tạo ở các trình độ cao hơn.
– Có khả năng nắm bắt các vấn đề chính trị – xã hội nảy sinh trong thực tiễn. Có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học về Đảng và Nhà nước.
– Am hiểu nghiệp vụ và biết thực hành công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền Nhà nước. Có khả năng soạn thảo các văn bản, các phương án công tác, sử dụng thành thạo tin học phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý.
– Có đủ sức khoẻ để hoàn thành tốt công việc được giao.
- KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
195 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)
Thời gian đào tạo: 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo (đvht)
- KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC
3.1. Danh mục học phần bắt buộc
3.1.1.Kiến thức giáo dục đại cương (54 đvht)*
* Không kể các học phần 14 và 15
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (40 đvht)
- Kiến thức cơ sở của ngành (12 đvht)
- Kiến thức ngành (28 đvht)
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
- Triết học Mác-Lênin (6 đvht)
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Kinh tế chính trị Mác-Lênin (5 đvht)
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học (4 đvht)
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (4 đvht)
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh (3 đvht)
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xã hội học đại cương (3 đvht)
Bao gồm 3 nội dung chính: Nhập môn xã hội học, Phương pháp nghiên cứu xã hội học và Chuyên ngành của xã hội học.
– Nhập môn Xã hội học: Trình bày những kiến thức cơ bản về xã hội học: đối tượng nghiên cứu; chức năng, nhiệm vụ của xã hội học; phân biệt xã hội học với một số môn khoa học xã hội khác; cơ cấu môn xã hội học, những khái niệm, phạm trù cơ bản của môn xã hội học; những kiến thức cơ bản về sự hình thành, phát triển của xã hội học và một số quan điểm của các nhà xã hội học trong lịch sử.
– Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Các phương pháp nghiên cứu của xã hội học; Cơ sở của việc chuyển những thông tin thực nghiệm thành thông tin lý thuyết; Các giai đoạn tiến hành điều tra xã hội học thực nghiệm.
– Các chuyên ngành xã hội học: Giới thiệu sâu vào các chuyên ngành của xã hội học như: Xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học gia đình, xã hội học về truyền thông đại chúng và dư luận xã hội.
7.Chính trị học đại cương (3 đvht)
Giới thiệu những vấn đề lý luận chung nhất của lĩnh vực chính trị: khái niệm chính trị, chính trị học; đối tượng, phương pháp nghiên cứu chính trị học; khái lược lịch sử tư tưởng chính trị; các phạm trù: quyền lực chính trị, chủ thể quyền lực chính trị, cơ chế thực thi quyền lực chính trị; quan hệ chính trị với kinh tế; văn hoá chính trị; xu hướng chính trị của thế giới và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Giáo dục học đại cương (3 đvht)
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận giáo dục. Trên cơ sở đó giúp sinh viên có cách nhìn đúng về đường lối phát triển giáo dục của Đảng, biết vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.
Học phần bao gồm các nội dung sau: Lý luận chung về giáo dục học (Giáo dục là một hiện tượng xã hội; Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của Giáo dục học; Giáo dục và sự phát triển nhân cách); Đường lối giáo dục – đào tạo ở Việt Nam (Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo; Mục đích của giáo dục – đào tạo; Nguyên lý giáo dục); Quá trình giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức (Quá trình giáo dục; Nguyễn tắc giáo dục; Nội dung giáo dục; Phương pháp giáo dục).
9.Nguyên lý quản lý kinh tế (4 đvht)
Trang bị cho sinh viên hệ thốngcác nguyên lý cơ bản của khoa học quản lý kinh tế, bảo đảm tính lôgic, tính học thuật và tính hệ thống. Các nguyên lý quản lý kinh tế được trình bày dưới dạng lý thuyết ứng dụng giúp cho sinh viên tiếp thụ được các kiến thức nền tảng cơ sở cho việc nghiên cứu và thực hành quản lý kinh tế. Các nguyên lý quản lý kinh tế luôn được soi rọi và kiểm chứng bằng thực tiễn quản lý kinh tế của Việt Nam nhằm làm tăng tính súc tích và sinh động của các nguyên lý lý thuyết quản lý kinh tế.
Học phần bao gồm các nội dung sau: Những vấn đề chung của quản lý kinh tế; Chức năng quản lý kinh tế; Nguyên tắc quản lý kinh tế; Phương pháp quản lý kinh tế; Cơ chế quản lý kinh tế; Công cụ quản lý kinh tế; Cơ cấu tổ chức quản lý; Quản lý nhà nước về kinh tế; Quản lý các loại hình doanh nghiệp;Thông tin và quyết định quản lý; Cán bộ quản lý kinh tế.
- Lịch sử Việt Nam (3 đvht)
Đề cập đến những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời kỳ nguyên thuỷ đến nay.
Học phần bao gồm các nội dung sau: Lịch sử Việt Nam thời kỳ nguyên thuỷ, cổ, trung đại (Thời kỳ nguyên thuỷ ở Việt Nam, Thời kỳ dựng nước đầu tiên; Mười thế kỷ dân tộc chống Bắc thuộc, Thời kỳ văn minh Đại Việt, Nước Đại Việt); Lịch sử Việt Nam cận đại (Việt Nam từ 1858 đến 1930, Việt Nam từ 1930 đến 1945); Lịch sử Việt Nam hiện đại (Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng nền dân chủ cộng hoà (1945 đến 1954), Việt Nam trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 đến 1975), Việt Nam xây dựng đất nước theo định hướng XHCN (1975 đến nay)
- Văn học Việt Nam (3 đvht)
Giúp sinh viên nghiên cứu, khám phá đời sống tinh thần của con người (tâm lý, tư tưởng, đạo đức, tình cảm…), phục vụ hữu hiệu cho việc rèn luyện nhân cách con người trong cuộc sống nói chung. Học phần giới thiệu những nội dung cơ bản và cốt lõi nhất trong quá trình vận động của văn học Việt Nam từ xưa tới nay. Những nội dung đó mang tính khái quát, tổng hợp nhằm giúp sinh viên nhận thức sâu sắc: thế nào là lòng yêu nước và tính nhân văn của người Việt Nam (thông qua những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, đã được xã hội thẩm định), đồng thời hiểu rõ hơn vai trò của văn học đối với công tác tuyên truyền giáo dục trong tình hình hiện nay.
Học phần bao gồm các nội dung sau:Nhập môn Văn học Việt Nam; Chủ nghĩa yêu nước trong Văn học Việt Nam; Chủ nghĩa nhân văn trong Văn học Việt Nam; Những bước tiến của Văn học Việt Nam từ sau Đại hội Đảng khoá VI; Văn học với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục trong tình hình hiện nay ở Việt Nam.
- Ngoại ngữ (10 đvht)
Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường, yêu cầu đạt tương đương trình độ trung cấp (Intermediate level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.
- Tin học đại cương (4 đvht)
Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
- Giáo dục Thể chất (5 đvht)
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)
Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (3 đvht)
Giúp sinh viên nghiên cứu những quy luật lịch sử chính trị của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (từ khi xuất hiện giai cấp công nhân cho tới ngày nay) và bạn đồng minh của nó là phong trào giải phóng dân tộc. Đó là quy luật về sự phát triển từ tự phát đến tự giác của phong trào công nhân; về đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân để tự giải phóng mình và giải phóng xã hội; về sự xuất hiện của chính đảng vô sản và quyền lãnh đạo của đảng cộng sản; về sự đoàn kết thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu và tả trong phong trào.
Học phần bao gồm các nội dung: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; Phong trào đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp công nhân và sự xuất hiện của Chủ nghĩa Mác; Cách mạng 1848 -1849 ở châu Âu và sự ra đời Quốc tế I; Công xã Pari (1871) và Quốc tế II; Sự xuất hiện Chủ nghĩa Lênin và hai cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga; Quốc tế cộng sản và vai trò lịch sử của nó; Cách mạng tháng Mười Nga (1917); Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đến nửa cuối thế kỷ XX; Phong trào cộng sản quốc tế từ 1991 đến nay; Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, bảo vệ sự trong sáng của Chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Cơ sở văn hoá Việt Nam (3 đvht)
Trang bị cho sinh viên một cách cơ bản, hệ thống những tri thức về ngành văn hoá nói chung, văn hoá Việt Nam nói riêng: văn hoá và văn hoá học; chủ thể và khách thể văn hoá Việt Nam; văn hoá với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; đơn vị và cấu trúc văn hoá; chức năng, cầu trúc, vai trò của văn hoá; các giai đoạn phát triển văn hoá Việt Nam.
- Lịch sử xây dựng các đảng chính trị (3 đvht)
Bao gồm các nội dung: Khái niệm về đảng chính trị, quá trình hình thành và phát triển của đảng chính trị trong lịch sử; Đặc điểm của đảng chính trị cầm quyền trên thế giới; Các loại đảng chính trị và bản chất của các loại đảng chính trị; Đặc điểm cụ thể của một số đảng chính trị cầm quyền điển hình ở một số nước tiêu biểu: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hoà Pháp, Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ailen, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Lịch sử xây dựng chính quyền nhà nước (3 đvht)
Nghiên cứu sơ lược lịch sử xây dựng chính quyền nhà nước trên thế giới và đi sâu nghiên cứu toàn bộ quá trình xây dựng và những đặc điểm cơ bản của chính quyền nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ khi dựng nước tới nay. Học phần bao gồm những nội dung: Sơ lược lịch sử xây dựng chính quyền nhà nước trên thế giới (phương Đông, phương Tây); Chính quyền nhà nước qua các thời kỳ: thời Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc, thời độc lập tự chủ, thời Pháp thuộc, Chính quyền nhà nước kiểu mới (từ 1945 đến nay).
- Học thuyết Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản (5 đvht)
Trình bày các nguyên lý chung về Đảng và xây dựng Đảng cộng sản. Khẳng định tính đúng đắn của các nguyên lý về Đảng và xây dựng Đảng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ sự trong sáng của lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chống lại sự xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đồng thời bổ sung lý luận về Đảng và xây dựng Đảng cộng sản trong thời kỳ mới.
Học phần bao gồm các nội dung sau: C. Mác – Ph. Ănghen và xây dựng chính đảng độc lập của giai cấp công nhân; Lênin về xây dựng Đảng vô sản kiểu mới.; Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam; Bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng.
- Xây dựng Đảng về chính trị (3 đvht)
Cung cấp cho sinh viên lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về chính trị và xây dựng Đảng về chính trị. Đồng thời giúp họ nắm vững cơ sở, căn cứ, điều kiện, nội dung, quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng.
Học phần bao gồm các nội dung sau: Vị trí, tầm quan trọng của xây dựng Đảng về chính trị.; Cương lĩnh và Điều lệ Đảng; Quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết Đảng.
- Xây dựng Đảng về tư tưởng (3 đvht)
Cung cấp cho sinh viên các nguyên lý, nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về tư tưởng và xây dựng Đảng về tư tưởng. Đồng thời giúp họ nắm vững nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng Đảng về tư tưởng của Đảng ta hiện nay.
Học phần bao gồm các nội dung sau: Vị trí, tầm quan trọng xây dựng Đảng về tư tưởng; Quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về tư tưởng; Nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng Đảng về tư tưởng.
- Xây dựng Đảng về tổ chức (3 đvht)
Cung cấp kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của tổ chức cơ sở đảng; quan điểm, nội dung, phương pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; phương thức lãnh đạo của Đảng; phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ của cách mạng.
- Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy Xây dựng Đảng (3 đvht)
Giới thiệu mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, hình thức, phương pháp dạy học các môn học Xây dựng Đảng ở trình độ đại học. Hình thành kỹ năng dạy học, nghiên cứu khoa học, rèn luyện phong cách làm việc của người giảng viên Xây dựng Đảng.
Học phần bao gồm các nội dung sau: Soạn thảo bài giảng Xây dựng Đảng; Phương pháp Xêmina Xây dựng Đảng; Phương pháp thực hiện đề tài khoa học Xây dựng Đảng; Nghiên cứu thực tế của giảng viên Xây dựng Đảng; Phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả các môn học Xây dựng Đảng; Các hình thức học tập bổ sung; Hướng dẫn thực hiện môn học Xây dựng Đảng theo chương trình trung cấp chính trị.
- Lý luận Nhà nước và pháp luật (5 đvht)
Giới thiệu những vấn đề lý luận chung nhất về nhà nước và pháp luật: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật; Nguồn gốc, bản chất của nhà nước và pháp luật; Dấu hiệu nhà nước; Các kiểu và hình thức nhà nước và pháp luật; Nhà nước và pháp luật Xã hội chủ nghĩa; Nhà nước và pháp luật nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quản lý hành chính nhà nước Việt Nam (4 đvht)
Nghiên cứu một số vấn đề chung về quản lý hành chính nhà nước như: Khái niệm quản lý hành chính nhà nước, nền hành chính nhà nước; Công cụ, hình thức và phương pháp trong quản lý hành chính nhà nước; Các chức năng quản lý hành chính nhà nước; Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước như thiết chế hành chính, thể chế hành chính, nhân sự trong hệ thống hành chính nhà nước; Vấn đề cải cách nền hành chính nhà nước và quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế, giáo dục – đào tạo, y tế; Quản lý nhà nước về văn hoá và tôn giáo; Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng.
- Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy môn học Quản lý nhà nước (2 đvht)
Giúp sinh viên nắm vững phương pháp soạn bài giảng, phương pháp điều khiển Xêmina cũng như phương pháp nghiên cứu thực hiện một đề tài khoa học môn học quản lý nhà nước.
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.
4.1 Chương trình khung trình độ đại học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 195 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2 Phần kiến thức chuyên sâu (nếu có) thuộc ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên ngành hẹp của ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, hoặc chung cho nhiều chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20 % kiến thức chung của ngành.
4.3 Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
-Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi cho việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
-Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) – Ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thoả mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4 Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.5 Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.
Theo Cổng TTĐT Bộ Giáo dục đào tạo