Các nhóm Ngành thuộc lĩnh vực Đào tạo SỨC KHỎE

Nhóm ngành sức khỏe là lĩnh vực chuyên nghiên cứu về bệnh lý, có nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Trong nhóm ngành sức khỏe có nhiều ngành khác nhau cụ thể như sau.Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này sẽ hạn chế việc tuyển sinh tràn lan với khối ngành sức khỏe. Thực tế, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với nhóm ngành y tế, sức khỏe, dù không được quy định rõ ràng nhưng thực chất đã được thực hiện từ nhiều năm nay thông qua việc Bộ GDĐT khống chế trong xây dựng đề án tuyển sinh của các trường.

* Nhóm ngành Y HỌC gồm có các ngành:

Mã ngành

Tên ngành

7720101

Y khoa

7720110

Y học dự phòng

7720115

Y học cổ truyền

* Nhóm ngành DƯỢC HỌC gồm có các ngành:

Mã ngành

Tên ngành

7720201

Dược học

7720203

Hoá dược

* Nhóm ngành ĐIỀU DƯỠNG – HỘ SINH gồm có các ngành:

Mã ngành

Tên ngành

7720301

Điều dưỡng

7720302

Hộ sinh

* Nhóm ngành NHA KHOA gồm có các ngành:

Mã ngành

Tên ngành

7720501

Răng – Hàm – Mặt

7720502

Kỹ thuật phục hình răng

* Nhóm ngành KỸ THUẬT Y HỌC gồm có các ngành:

Mã ngành

Tên ngành

7720601

Kỹ thuật xét nghiệm y học

7720602

Kỹ thuật hình ảnh y học

7720603

Kỹ thuật phục hồi chức năng

* Các nhóm ngành Y TẾ CÔNG CỘNG và QUẢN LÝ Y TẾ gồm có các ngành:

Mã ngành

Tên ngành

7720701

Y tế công cộng

7720801

Tổ chức và quản lý y tế

7720802

Quản lý bệnh viện

* Dưới đây là danh sách các trường đại học có tuyển sinh và đào tạo một hoặc một số ngành trong các nhóm ngành trên:

Tên trường

Mã ngành đào tạo

Khu vực Tp. Hà Nội

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Trường Đại Học Y Dược – ĐHQG Hà Nội

7720101, 7720201, 7720501

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

7720101, 7720201, 7720115

Trường Đại học Dược Hà Nội

7720201

Trường Đại học Y Hà Nội

7720101, 7720115, 7720501, 7720110, 7720601, 7720701, 7720301,

Trường Đại học Y tế Công cộng

7720701, 7720601

Trường Đại học Đại Nam (*)

7720201, 7720301

Trường Đại học Hòa Bình (*)

7720201, 7720301

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (*)

7720101, 7720201, 7720301, 7720501

Trường Đại học Phenikaa (*)

7720201, 7720301

Trường Đại học Thành Đô (*)

7720201, 7720301

Khu vực Tp. Hồ Chí Minh

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Khoa Y – ĐH Quốc gia TP.HCM

7720101, 7720201

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

7720201

Trường Đại học Y Dược TP.HCM

7720101, 7720110, 7720115, 7720201, 7720301, 7720501, 7720502, 7720601, 7720602, 7720603, 7720701

– Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

7720101, 7720201, 7720301, 7720501, 7720601, 7720602, 7720701

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

7720201

Trường Đại học Hùng Vương (*)

7720802

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (*)

7720101, 7720110, 7720201, 7720301

–  Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (*)

7720201, 7720301, 7720302, 7720501, 7720601, 7720603

Trường Đại học Văn Lang (*)

7720301, 7720601

Khu vực miền Bắc

Trường Đại học Y Dược (ĐH Thái Nguyên)

7720101, 7720201, 7720110, 7720501, 7720301, 7720601

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

7720301, 7720302, 7720701,

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

7720101, 7720301, 7720601, 7720602, 7720603

– Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

7720101, 7720110, 7720115, 7720501, 7720201, 7720301

– Trường Đại học Y Dược Thái Bình

7720101, 7720115, 7720701, 7720301, 7720201

– Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (*)

7720301, 7720603, 7720601, 7720602

– Trường Đại học Thành Đông (*)

7720301, 7720115,7720201

– Trường Đại học Trưng Vương (*)

7720301

Khu vực miền Trung

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Trường Đại học Y khoa Vinh

7720101, 7720110, 7720701, 7720301, 7720601, 7720201

Trường Đại học Y Dược – ĐH Huế

7720101, 7720501, 7720110, 7720115, 7720201, 7720301, 7720601, 7720602, 7720701

Khoa Y Dược – ĐH Đà Nẵng

7720101, 7720301, 7720501, 7720201

Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

7720101, 7720201, 7720301, 7720601, 7720602, 7720603, 7720701

Trường Đại học Tây Nguyên

7720101, 7720301, 7720601

Trường Đại học Buôn Ma Thuột (*)

7720101, 7720201

Trường Đại học Buôn Ma Thuột (*)

7720101, 7720201, 7720301

Trường Đại học Đông Á (*)

7720301

Trường Đại học Dân lập Yersin Đà Lạt (*)

7720301

Trường Đại học Phan Châu Trinh (*)

7720101

Khu vực miền Nam

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Trường Đại học Cần Thơ

7720203

Trường Đại học Trà Vinh

7720101, 7720201, 7720301, 7720501, 7720601, 7720603, 7720701

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

7720101, 7720110, 7720115, 7720201, 7720301, 7720501, 7720601, 7720701

Trường Đại học Bình Dương (*)

7720201

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (*)

7720301, 7720601

Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (*)

7720201

Trường Đại học Dân lập Cửu Long (*)

7720301, 7720601

Trường Đại học Dân lập Lạc Hồng (*)

7720201

Trường Đại học Nam Cần Thơ (*)

7720101, 7720201, 7720601, 7720602

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (*)

7720301

Trường Đại học Tây Đô (*)

7720101

Trường Đại học Tân Tạo (*)

7720201, 7720301

Trường Đại học Võ Trường Toản (*)

7720101, 7720201

Điều kiện để mở các ngành Đào tạo mới nhóm ngành sức khỏe

Theo đó, đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe: Giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo nhóm ngành sức khoẻ theo quy định.

Mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất 1 giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy. Trong đó, số Tiến sĩ (TS) tối thiểu phải có như sau:

Ngành Y đa khoa phải có tối thiểu 2 TS thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 6 TS thuộc lĩnh vực Y học lâm sàng và 1 TS thuộc lĩnh vực Y học dự phòng hoặc Y tế công cộng.

Ngành Y học Cổ truyền phải có tối thiểu 2 TS thuộc lĩnh vực khoa học Y sinh, 3 TS thuộc lĩnh vực Y học cổ truyền và 1 TS thuộc lĩnh vực Y học dự phòng hoặc Y tế công cộng.

Ngành Răng – Hàm – Mặt phải có tối thiểu 2 TS thuộc lĩnh vực khoa học Y sinh, 2 TS thuộc lĩnh vực Y học lâm sàng và 3 TS thuộc lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt.

Ngành Y học dự phòng phải có tối thiểu 2 TS thuộc lĩnh vực khoa học Y sinh, 1 TS thuộc lĩnh vực Y học lâm sàng và 4 TS thuộc lĩnh vực Y học dự phòng hoặc Y tế công cộng.

Ngành Dược học phải có tối thiểu 2 TS ở các lĩnh vực thuộc về các môn học cơ sở ngành Dược và 3 TS ở các lĩnh vực thuộc về các môn học chuyên ngành Dược.

Giảng viên cơ hữu giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo, khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có chuyên môn phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy.

Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên cơ hữu giảng dạy ngành đăng ký đào tạo trong độ tuổi lao động.

Điều kiện để mở các ngành Đào tạo mới nhóm ngành sức khỏe,Điều kiện về cơ sở ngoài trụ sở đào tạo chính

Trường hợp triển khai đào tạo tại phân hiệu ngành đã được cho phép đào tạo ở trụ sở chính, nếu phân hiệu cách xa trụ sở chính hoặc không thuận lợi về phương tiện đi lại thì phân hiệu phải đảm bảo tối thiểu 40% số giảng viên cơ hữu quy định tại khoản này; số giảng viên cơ hữu còn lại là giảng viên cơ hữu tại trụ sở chính.

Điều kiện về cơ sở thực hành ngoài cơ sở đào tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành thì nhóm ngành sức khỏe cần thêm:

Ngành Y đa khoa: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sức khoẻ môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng phải có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ – sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng.

Ngành Y học cổ truyền: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Thực vật dược, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng, châm cứu, xoa bóp – dưỡng sinh, dược liệu, phương tễ.

Ngành Răng – Hàm – Mặt: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: Chữa răng và nội nha, phục hình, chỉnh nha, nha chu, phẫu thuật trong miệng và phẫu thuật hàm mặt, Labo răng giả.

Điều kiện về cơ sở ngoài trụ sở đào tạo chính,Ngành Y học dự phòng: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sức khoẻ môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ – sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng.

Ngành Dược học: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Vật lý, Hóa đại cương vô cơ, Sinh học, Hóa phân tích, Giải phẫu – sinh lý, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Thực vật dược, Hóa hữu cơ, Dược lý, Dược liệu, Hóa dược, Dược học cổ truyền, Bào chế, Dược lâm sang, Công nghiệp dược, Kiểm nghiệm thuốc, Chiết suất vi sinh. Có ít nhất một nhà thuốc thực hành.

Ngành Điều dưỡng: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng tiết chế, Sức khoẻ môi trường, Y học cổ truyền, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: chăm sóc sức khỏe bệnh Nội khoa; chăm sóc sức khỏe Ngoại khoa; chăm sóc sức khỏe phụ nữ – bà mẹ và gia đình; chăm sóc sức khỏe trẻ em; chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/10/2017 và thay thế các quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Tuyển Sinh Đại Học Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.