Các nhóm ngành NHÂN HỌC và TÂM LÝ HỌC, XÃ HỘI HỌC

Xã hội học là gì? Cơ hội tìm việc trong ngành ra sao?.Nhân học là một ngành học còn khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai cùng với vị trí việc làm vô cùng phong phú. Vậy ngành Nhân học là gì và ra trường làm gì là những thắc mắc của rất nhiều người về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Nhân học.

 Nhóm ngành XÃ HỘI HỌC VÀ NHÂN HỌC gồm có các ngànhChương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Mã ngành

Tên ngành

7310301

Xã hội học

7310302

Nhân học

* Nhóm ngành TÂM LÝ HỌC gồm có các ngành: Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Mã ngành

Tên ngành

7310401

Tâm lý học

7310403

Tâm lý học giáo dục

Dưới đây là danh sách các trường đại học có tuyển sinh và đào tạo một hoặc một số ngành trong các nhóm ngành trên:

Tên trường

Mã ngành đào tạo

Khu vực Tp. Hà Nội

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội

7310301, 7310302, 7310401

Học viện Báo chí Tuyên truyền

7310301

Học viện Quản lý Giáo dục

7310403

Trường Đại học Công đoàn

7310301

Trường Đại học Lao động Xã hội

7310401

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

7310401, 7310403

Khu vực Tp. Hồ Chí Minh

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM

7310301, 7310302, 7310401

–  Trường Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở TP.HCM)

7310401

Trường Đại học Mở TP.HCM

7310301

Trường Đại học Sài Gòn

7310401

Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

7310401, 7310403

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

7310301

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (*)

7310401

Trường Đại học Văn Hiến (*)

7310301, 7310401

Trường Đại học Văn Lang (*)

7310401

Khu vực khác

Chương trình Khung các ngành đào tạo trình độ Đại học

– Trường Đại học Sư phạm (ĐH Thái Nguyên)

7310403

– Trường Đại học Hồng Đức

7310301, 7310401

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế

7310403

Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế

7310301

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng

7310401

Trường Đại học Đà Lạt

7310301

Trường Đại học Quy Nhơn

7310403

Trường Đại học Đông Á (*)

7310401

Trường Đại học Cần Thơ

7310301

– Trường Đại học Bình Dương 

7310301

Nhân học (tiếng Anh là Anthropology) là một ngành nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là nguồn gốc, sự phát triển, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật của con người. Phạm vi nghiêm cứu của Nhân học rất rộng, bởi vậy, chúng ta có thể tóm gọn lại rằng Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và nguồn gốc của con người.

Ngành Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về con người trong mối quan hệ cộng đồng trên các phương diện sinh học, xã hội, văn hóa… nghiên cứu mọi hình thái sinh học, kinh tế – xã hội – văn hóa của con người trong các cộng đồng cư dân, dân tộc với nếp sống khác nhau và trong nhiều thời kỳ khác nhau. Nhân học được phân thành 5 lĩnh vực, bao gồm nhân học hình thể, khảo cổ học, nhân học văn hóa – xã hội, nhân học ngôn ngữ và nhân học ứng dụng.

Chương trình đào tạo ngành Nhân học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về lý luận, phương pháp nghiên cứu các chuyên ngành, đặc biệt là nắm vững kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn của ngành nhân học như vấn đề dân tộc, tôn giáo, đô thị, văn hóa dân tộc người… Ngành này cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về ngành Nhân học, về các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để đào tạo người học trở thành các nhà nhân học chuyên nghiệp có kiến thức cơ bản, có khả năng ứng dụng tri thức nhân học vào thực tiễn công việc và cuộc sống.

 Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Nhân học:

A00:Toán, Vật lí, Hóa học

C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung

D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức

D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật

D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức

D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga

D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật

D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp

D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung

Cơ hội việc làm ngành Nhân học: Với những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nhân văn được trang bị trong trường học, sinh viên ngành Nhân học khi ra trường có cơ hội làm việc trong nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văn với các vị trí công việc sau:

Cán bộ Ban dân tộc, Ban tôn giáo;

Cán bộ Phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng Tổ chức – Cán bộ;

Cán bộ Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch;Biên tập viên, phóng viên của các tờ báo viết và các trang báo điện tử;Biên tập viên, phóng viên, phát thanh viên của các đài phát thanh, truyền hình;

Giảng dạy, nghiên cứu về vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo, xã hội…Quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, quản lý điều hành các tour du lịch…Chuyên gia quản lý dự án; chuyên gia đánh giá hiệu quả của dự án nhận tài trợ;Cán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc, tôn giáo… trong các cơ quan quân đội, công an…

Với những vị trí công việc trên, sau khi ra trường bạn có thể làm việc tại:Các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương liên quan đến ngành học về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa;

Các cơ quan truyền thông: cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình…Các viện và các trung tâm nghiên cứu, cũng như ở các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội; các trường đại học, cao đẳng có ngành học liên quan;Các công ty, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học;Các cơ quan quân đội, công an…

Mức lương ngành Nhân học

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Nhân học. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong đơn vị, cơ quan của nhà nước thì sẽ được hưởng mức lương cơ bản tính theo quy định hiện hành. Còn nếu bạn làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp thì tùy thuộc vào vị trí, năng lượng và kinh nghiệm mà sẽ có mức thu nhập khác nhau.

Những tố chất phù hợp với ngành Nhân học

Ngành Nhân học không đòi hỏi người học phải có những tư chất đặc biệt để thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, các yếu tố sau được coi là những tài sản quan trọng giúp bạn thành công với Nhân học:Đam mê nhân học, ham mê học hỏi và nghiên cứu là một trong những chìa khoá để vươn tới thành công.

Khả năng làm chủ một ngoại ngữ thông dụng sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, vươn dài cánh tay ra bên ngoài biên giới quốc gia.Nếu có thêm khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy rõ ràng thì dường như bạn là người có duyên với nhân học.Hy vọng với những thông tin mà bài viết giới thiệu sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Nhân học và nếu bạn yêu thích ngành học thú vị này thì hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển vào các trường đại học để có cơ hội học tập trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé.

– Tư vấn cách giữ gìn ngọn lửa tình yêu, trong đời sống hôn nhân gia đình;– Tư vấn tâm lý khi phát hiện vợ ngoại tình;Tư vấn tâm lý khi phát hiện chồng ngoại tình– Tư vấn tâm lý khi bị bạo lực gia đình;Tư vấn tâm lý tình yêu – tình bạn học đường;– Tư vấn cách giáo dục và nuôi dạy con cái;Tư vấn tâm lý trẻ tự kỷ;– Tư vấn cách giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu;– Tư vấn cách hàn gắn tình yêu;Tư vấn khi tình yêu bị ngăn cấm;– Lắng nghe và chia sẻ tâm sự nỗi niềm cuộc sống.– Tư vấn giải quyết các vấn đề tâm lý cá nhân, giải quyết stress căng thẳng, tận hưởng cuộc sống…– Các vấn đề tâm lý khác

Nguồn tin: tuyensinhdaihoc.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.